Skip to content
Main Banner

800 năm lần gặp gỡ giữa thánh Phanxicô Assisi với Al-Malik Al-Kamil: các buổi thuyết trình ở Murcia-Granada, Venice, Rome, Jerusalem, Istanbul

Administrator
2018-10-25 00:00 UTC+7 41

Cuộc gặp gỡ ở Damietta vào năm 1219 đã gợi hứng cho một truyền thống đối thoại mà tầm quan trọng của nó không ngừng gia tăng. Đại học Giáo hoàng Antonianum (PUA= Pontifical University Antonianum) tận lực làm cho biến cố này ngày càng gia tăng kết quả, xem nó như một đối trọng với các khủng hoảng chính trị và môi trường vốn là những đặc điểm của thời đại chúng ta.

PUA muốn khuyến khích các buổi hội họp để suy nghĩ và bàn thảo ở những nơi mang một ý nghĩa Phan Sinh (cả quá khứ lẫn hiện tại), tập trung trên một sự hòa hợp địa-chính trị và một sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc.

Murcia-Granada, từ mồng 04 đến mồng 07 tháng 03, 2019: Một suy tư trên các ngôn ngữ, văn hóa, và phương pháp luận của những cuộc gặp gỡ giữa các tôn giáo – từ quan điểm của Raymond Lull

Venice, ngày 14 tháng 03, 2019: Học viện đại kết St. Bernadine sẽ hướng dẫn các buổi thảo luận đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về các cách tiếp cận mới tính hỗ tương liên tôn và đại kết.

Rome, ngày 09 tháng 04, 2019: 03 phân khoa của PUA sẽ hợp tác trình bày đề tài: Sự hiếu khách của Al Malik được truyền thống Kitô giáo ghi lại như thế nào.

Jerusalem, ngày 15 tháng 05, 2019: Điểm nhắm sẽ là chính biến cố - cuộc gặp gỡ giữa Phanxicô và Al-Malik và các khai triển của nó trong dòng lịch sử.

Istanbul, ngày 19 tháng 10, 2019: các hình thái tương quan hiện nay và trong tương lai giữa Hồi giáo và Kitô giáo sẽ được xem xét.

Khi vượt qua chiến tuyến của đạo quân Thập tự chinh và ở trong vòng vây hãm của Damietta trên đường đến gặp Al-Malik, Phanxicô Assisi đã trở thành một biểu tượng cho việc người ta có thể vượt qua các hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo. Trong một cách giải thích đầy tính sáng tạo, bài ca được gọi là “Kinh Hòa bình của Thánh Phanxicô” đã được gán cho ngài trong khi xảy ra các hành động tàn bạo của Đệ nhất thế chiến – một bóng ma đe dọa xảy ra một lần nữa. Lời kinh này cũng đã được sử dụng trong cuộc gặp liên tôn năm 1986 ở Assisi, và bởi Giáo hoàng Phanxicô ở Myanmar.

Biến cố và sự giải thích nó đã bị pha trộn và điều này đáng được đánh giá lại cách thận trọng để tránh những giả thiết lạc quan hoặc thiếu căn cứ. Sự suy tư đại kết mang tính mới mẻ khi nhìn Phanxicô như một lý tưởng cho cuộc cải cách liên tôn và cho sự đổi mới trong các lãnh vực nhân bản, xã hội, chính trị, đạo đức và mỹ thuật.

Tiếp theo, Phanxicô cũng đến để đem lại một mẫu gương tôn giáo cởi mở và có khả năng bao gồm kể cả những ai không đồng hóa mình với thứ tôn giáo định chế.

Alexis Trần Đức Hải, OFM, dịch

Chia sẻ