Skip to content
Main Banner

Giới trẻ, niềm hy vọng tương lai của thế giới và của Giáo hội

Administrator
2019-08-21 00:00 UTC+7 91

Một thế giới không có giới trẻ là một thế giới không có một Tương lai, và nếu Giáo hội không lo cho giới trẻ thì giống như một căn nhà được xây trên cát. Như vậy, đâu là thái độ cần có của xã hội dân sự, của các chính tr gia và của Giáo hội đối với các người trẻ? Trong nhiều thế kỷ, thế giới chính trị với các ý thức hệ trần tục của nó (xem chẳng hạn các luật có lợi cho phá thai, cho các hôn nhân đồng giới tính đang phát triển khắp nơi trên toàn thế giới, những tuyên truyền chính trị chống lại các giáo huấn luân lý của Giáo hội v.v…) càng ngày càng quên đi trách nhiệm của nó trong việc khuyến khích giới trẻ vốn sẽ là xã hội của ngày mai, một xã hội lành mạnh và với những giá trị nhân bản và tôn giáo sâu đậm. Tiếc thay, một số người trẻ đã thất vọng bởi những đề xuất này và như một hậu quả, giới trẻ tự cảm thấy thiếu thốn sự “phát triển các nhân đức và sự sống”.

Tuy nhiên, Giáo hội không bao giờ quên trách nhiệm của mình trong việc đào tạo các người trẻ, trong việc tìm kiếm những phương cách thích hợp để “lắng nghe thế giới của những người trẻ và tự hỏi làm thế nào để đồng hành với những thế hệ mới nhằm nhìn ra và đón nhận lời mời gọi sống tràn đầy tình yêu và sự sống”. Có rất nhiều sáng kiến tông đồ và truyền giáo. - Tôi nhớ đến các sáng kiến do Văn phòng đặc trách giới trẻ và Văn phòng Hòa giải tổ chức - tuy nhiên, cách đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, năm 1948, Giáo hội phê chuẩn sự ra đời chính thức của Giới trẻ Phan Sinh, sát cánh với nhiều phong trào Công giáo khác: tất cả những điều này cho thấy Giáo hội luôn sẵn sàng giúp đỡ các người trẻ như thế nào trong việc tìm kiếm một khoảng không gian phân định và thắp sáng lại ngọn lửa đức tin, một đức tin mà thế giới hôm nay, với những quảng cáo sai lầm và trần tục, đang tìm cách dập tắt.

Ngày nay, thế giới người trẻ bị phân cực bởi những ý tưởng và những đề xuất nghịch lại với nền đạo đức chân thật, và với các tự do luân lý và chính trị; Giáo hội, do sứ mạng của mình, phải luôn bảo đảm cho các người trẻ sự gần gũi cũng như sự nâng đỡ của mình, để họ không bao giờ cảm thấy đơn độc. Giáo hội phải phục vụ như một tấm gương sự thật, một tấm gương phản chiếu cho người trẻ những giáo huấn của Đức Kitô – con đường, sự thật và sự sống. Ngày nay, hơn bao giờ hết, Giáo hội được mời gọi chỉ cho các người trẻ con đường chân thực phải theo, nghĩa là giới thiệu Đức Kitô, bởi vì Đức Kitô là con đường mà mỗi một Kitô hữu được mời gọi đi theo nếu muốn tìm được hòa bình, hạnh phúc và tình yêu không điều kiện. Điều này đã được Đức Hồng y Mauro Piacenza khẳng định khi ngài nói: “Chỉ có Giáo hội Công giáo còn chống trả lại, trong lâu đài yếu ớt của nó, những thác đổ của sự dữ và hành động như một điểm tựa giúp con người tránh khỏi sự tự hủy diệt; vì thế chúng ta được mời gọi đáp ứng lại những nhu cầu của giới trẻ, xây dựng người Kitô hữu và đồng thời xây dựng con người: con người bởi vì là Kitô hữu và Kitô hữu bởi vì là con người.”

A.H dịch

Chia sẻ