Skip to content
Main Banner

Chủ Nhật 22 TN năm C: Luận về chữ “ăn”

BTT OFMVN
2019-08-30 23:00 UTC+7 73

Hai tư cách được đề cập tới xoay quanh một bàn tiệc đã vang lên trong bài Tin Mừng hôm nay. Tư cách một, là khi bạn là “khách” đi dự tiệc, thì bạn phải làm sao. Tư cách hai, bạn là “chủ” : khi bạn đãi tiệc ai, bạn phải mời những người nào…Mỗi tư cách có một lời nhắn nhủ riêng của Chúa cho họ. Tôi không gặp thấy một điểm chung nào Chúa muốn nói với, cho cả chủ mời lẫn khách dự tiệc. Vì thế tôi không chọn lời, mà chọn một chữ chung cho cả khách lẫn chủ trong bữa tiệc, là chữ “ăn” để xây dựng cho bài giảng hôm nay.

1. Tầm quan trong của “ăn” trong hành vi và lời dạy của Chúa

2. Bên kia chữ ăn (Beyond eating).

 

1. Tầm quan trọng của "ăn" trong hành vi và lời dạy của Chúa

 

-Hành vi : Trong cuộc sống công khai của Chúa Giêsu, sách Tin Mừng ghi lại rất nhiều sinh hoạt của Ngài liên quan đến cái ăn: Ngài đi ăn cưới tại Cana. Ngài ăn tiệc do những người biệt phái khoản đãi, mà bài Tin Mừng hôm nay là bữa tiệc do chính thủ lãnh nhóm Pharisêu mời đến. Ngài chia sẻ thân mật với bữa cơm gia đình của ba chị em Mattha, Maria và Lazarô, mà ở đó Matta rối ríu với món gỏi này, món nộm kia, còn Maria khôn ranh ngồi nghe lời Ngài. Ngài lại ngồi ăn ngồi uống đồng bàn với những người thu thuế, những người tội lỗi. Rồi cả sau khi sống lại, Ngài cũng hiện ra trong lúc ăn uống. Luca ghi : “Đang khi các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: ‘Ở đây anh em có gì ăn không?’ Họ đưa cho Người một khúc cá nướng, Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông” (Lc 24, 41-43). Nhưng quan trọng hơn cả đó là Ngài đã thiết lập giao ước mới trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ tại nhà Tiệc Ly. Và khi sống lại, 2 môn đồ trên đường Emmau nhận diện được Chúa cũng là qua bữa ăn : Khi đồng bàn với họ (chứ không phải khi cầu nguyện với họ), mắt họ mở ra (Lc 24,31) (làm như thấy đồ ăn thì sáng mắt ra !).

Chúa Giêsu thường bị những người biệt phái và luật sĩ bắt gặp trong các bữa ăn, đến độ những người biệt phái gọi Ngài là một tên "mê ăn uống," nhậu nhẹt say sưa. Chúa Giêsu có lần nói "Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: `Ông ta bị quỷ ám.' Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: `Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi (Lc 7:34).

-Lời dạy : Nhưng bữa ăn quan trọng và ý nghĩa đến độ Chúa Giêsu đã lấy đó làm một trong những đề tài chủ yếu trong những lời rao giảng của Ngài. Có biết bao nhiêu lần Chúa Glêsu đã ví Nước Trời như một bữa tiệc, và như bữa tiệc cưới. Nước Trời là một tiệc cưới, trong đó Thiên Chúa mời gọi mọi người đến dự tiệc, không trừ một ai. Vậy trong hành vi và trong ngôn từ, Chúa Giêsu gắn bó với chữ ăn, với bữa tiệc khá đậm đà khiến ta phải suy nghĩ về tầm quan trọng của nó.

Nếu Đức Giêsu là người Việt-Nam, giảng bằng tiếng Việt, thì chắc hẳn Ngài còn sử dụng nhuần nhuyễn chữ “ăn” này trong nhiều lãnh vực khác nữa.

Có lẽ không có ngôn ngữ nào trên thế giới này mà chữ ăn xâm nhập vào đủ các góc cạnh của cuộc sống như ngôn ngữ Việt.

-Không có một động tác nhai nào mà vẫn cứ gọi là ăn: Nào là ăn gian, ăn bám, ăn quỵt, ăn đứt, ăn hiếp, ăn thua, rồi lại ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm (trộm đồng hồ chứ đâu phải ổ bánh đâu, vậy mà cứ ăn thôi : ăn trộm).

-Hoà hợp với nhau thì có ăn khớp, ăn nhịp, ăn jeu và ăn ý. Động tác hoà hợp vợ chồng cũng không vắng được chữ ăn : ăn nằm, ăn ở, ăn đời ở kiếp.

-Cái kh%2LS

Chia sẻ