Skip to content
Main Banner

Phanxicô trong phong ba bão táp

Administrator
2017-09-12 00:00 UTC+7 195

Đó là đầu đề cuốn sách của Jean-Louis de La Vaissière, François dans la tempête, NXB Salvator, Paris 2017. Sách gồm có 6 chương, một Lời Phi Lộ và một Kết Luận, 220 trang. Sau đây TS Nguyễn Hồng Giáp chuyển ngữ chương 6 với đề mục:

Một ảnh hưởng thế giới? Phanxicô có phải là Tân Gioan Phaolô II?

Vừa qua có một buổi truyền hình, “Vatican, những chuyện bí mật”, đặt vấn đề ảnh hưởng của Phanxicô và các giáo hoàng nói chung trên trường quốc tế[1]. Liên quan đến Giáo Hội, ngày nay đó là đề tài duy nhất mà người ta đề cập, khi được trình bày bao trùm huyền bí và mưu mô và cũng có khả năng làm đại quần chúng quan tâm lắng nghe vào các giờ cao điểm. Buổi truyền hình nhắc lại khía cạnh hành động rất chính trị của Gioan Phaolô II đối với các quyền con người, đã đóng góp rất lớn vào việc làm đổ bức màn sắt. Người ta đặt vấn đề với Phanxicô: có phải ngài, cũng một cách như vậy, gây khó khăn cho các quyền lợi các nước hoặc các nhóm đã thiết chế? Ngài cũng chính trị? Có một Ali Ağca khác đang rình đâu đó để mưu sát ngài? Phanxicô, người có tiếng rất quần chúng, có được cùng một ảnh hưởng toàn cầu không? Ảnh hưởng ấy hoạt động một cách khác không?

Một câu trả lời đầu tiên nhanh gọn, có phần mâu thuẫn: có và không. Có, hình như Phanxicô gặp lại Gioan Phaolô II bởi tính quần chúng, và các quyền lực nghe lời ngài. Không, ảnh hưởng của ngài không tác động cùng một cách, ngài ít chính trị và ít đòi hỏi trong việc bảo vệ các nguyên tắc ghi trong sách giáo lý của Giáo Hội Công giáo. Những người chống đối trong giáo triều than phiền diễn văn của ngài quá dễ dãi và đôi khi mơ hồ. Cho nên tiếng ngài ít mạnh, dựa vào Giáo Hội Công giáo trên thế giới… Chắc chắn chúng ta chứng kiến sự tăng sức mạnh của Nhà Nước nhỏ bé trên các quốc gia sau một thời gian rút lui tương đối của chính sách ngoại giao của Vatican dưới tám năm giáo triều của Biển Đức XVI. Sự rút lui - còn xa mới trọn vẹn, Tòa Thánh vẫn không ngừng hoạt động - là do các ưu tiên khác của giáo hoàng người Đức. Joseph Ratzinger đã không muốn lẫn lộn các lợi ích với quyền lực và ngài đã khẳng định rằng điều cốt yếu là trình bày trong toàn vẹn, một cách thanh thoát và thuần túy, sứ mệnh đòi hỏi của Kitô giáo.

Phanxicô khẳng định, cũng như Gioan Phaolô II, rằng người công giáo không thể không quan tâm đến chính trị, nhưng nhất là ngài để các giáo dân hành động trong quyền hạn của mình. Điều thuần túy ngoại giao - bộ máy bề thế của Phủ Quốc Vụ Khanh luôn hoạt động, được giáo hoàng cho các sự thúc đẩy mới - và đều hành động xuyên quốc gia, đối diện các vấn đề xuyên quốc gia. Phanxicô đặt trọng tâm hơn vào bình diện thứ hai, kể cả ngài cũng rất lưu ý đến bình diện thứ nhất. Nếu Phanxicô tiếp tục cuộc chiến của Gioan Phaolô II, người không nhượng bộ, đối với sự tôn trọng toàn cầu các quyền con người, thì ngài không chút nào có cùng một lăng kính, cùng một sự phân tích thực tại.

Liên minh với các phong trào quần chúng

Phanxicô liên minh với các phong trào quần chúng cơ sở, đôi khi cấp tiến, để khuyến khích một cuộc cách mạng xã hội hòa bình nhằm bảo vệ các quyền con người. Kể cả nếu ngài không kết với các chủ đề lý thuyết giải phóng, thì ngài cũng chủ trương một lý thuyết quần chúng, ở đó các cộng đoàn bị tước đoạt cọng tác và tổ chức chống lại các quyền lực kinh tế và tài chính lớn đè nén họ: nông dân bị tước quyền sở hữu, các dân tộc thiểu số bị tước các quyền, người lao động bị sa thải, các nạn nhân của ô nhiễm bề bộn, các cư dân vùng ổ chuột.

       Từ Chiapas mễ tây cơ đến ổ chuột Nairobi, các bài diễn thuyết của ngài quá rõ ràng không chút thỏa hiệp. Ý chí hòa giải và êm dịu - không xóa bỏ các sự bất đồng - rõ ràng với các nhà sáng lập lý thuyết giải phóng, như Gustavo Gutièrrez, người Pêru, mà ngài tiếp xúc nhiều lần, và Leonardo Boff, người Brasil. Các nhà lý thuyết này căm thù Gioan Phaolô II vì cho rằng vị này đã bẻ gãy và làm nhục họ.

Phanxicô khuyến khích các chủ động xuyên quốc gia với các đại diện của những tôn giáo khác và các tổ chức không công giáo, mặc dù họ có các quy tắc đạo đức rất khác, để chống lại các tai họa muôn mặt: nhập cư lén lút và buôn bán người, mại dâm và lao động trẻ con. Ngài nâng đỡ tổ chức các hội thảo tập hợp các thị trưởng, các cảnh sát hoặc các quan chức tại Vatican.

Cuộc chiến thứ ba làm cho giáo hoàng Phanxicô nổi tiếng lớn là vấn đề môi trường với hỏa công Laudato Sí[2]. Ngài không ngại thách đố ở đó với các quyền lợi kinh tế và tố cáo các guồng máy tạo ra bạo lực, cảnh mất gốc và khốn cùng.

Phanxicô, người đem lại hòa bình không luôn luôn thành công

Nếu các sự chủ động của giáo hoàng Phanxicô và Tòa thánh luôn luôn mạnh dạn trong các cuộc khủng hoảng quốc tế, thì chúng không phải luôn luôn có kết quả mỹ mãn. Nhưng, không hề có chút ngây thơ nào, không phải mong có kết quả ngay tức khắc. Khi đề cập đến việc làm hoán cải các con tim khô cứng vì các cuộc tranh chấp, chúng ta không thể kết thúc nhanh chóng. Các hiệu quả chỉ có thể đến từ từ. Bằng cách đi thăm các nước vùng ven bị thương tổn bởi các cuộc tranh chấp quá khứ hay hiện tại, giáo hoàng mài công hòa giải và dành sự tôn kính cho các nước nhỏ mong manh: từ Sri Lanka đến Trung Phi, từ Albania đến Bosnia, từ Armania đến Azerbaїdjan.

Thành công ngoại giao lớn lao và không thể pủ nhận của Phanxicô là sự hòa giải giữa Cuba và Hoa Kỳ. Vóc dáng mỹ la tinh của ngài đóng góp rất nhiều ở đó. Vatican thực hiện việc hòa giải, nhưng đó cũng là kết quả của mười năm nỗ lực của Giáo Hội Cuba và của các giáo hoàng tiền nhiệm. Chúng ta có thể nói ngài đã bổ sung công trình của Karol Wojtyla đối diện với khối Cộng sản. Giáo hoàng cũng trực tiếp nhúng vào các nỗ lực của Vatican để giúp Columbia ra khỏi cuộc nội chiến. Cũng vậy, ngài khuyến khích Venezuela cố gắng ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng.

Syria và Trung Đông cho thấy một thành tích rất trái ngược, Phanxicô rất có uy tín ở đó, kể cả đối với người Do Thái lẫn người Hồi Giáo, nhưng ngài lại không hiểu rõ lắm về vùng đất bom mìn này. Giáo hoàng bị chỉ trích ở Quai d’Orsay và trong nhiều dinh chưởng ấn khác. Năm 2015 ngài theo dõi hội đồng các giám mục vùng Trung Đông, các giám mục này xin ngài làm áp lực để ngăn chặn các cuộc không kích của Pháp và Hoa Kỳ chống lại chế độ Bachar el-Assad. Pháp cho rằng cuộc tranh chấp chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc không kích đó. Giáo hoàng bằng cách viết thư cho G20 lúc ấy nhóm họp ở Nga, có lẽ đóng góp cho việc tránh khỏi giải pháp đó, và làm cho chính quyền Obama phải ngần ngại. Ngài xin toàn bộ thế giới cầu nguyện cho hòa bình ở Syria. Hai năm sau hình như Phanxicô hiểu, mà không bảo chứng, các cuộc không kích phương tây chống lại Daech ở Irak và Syria. Đối diện với nguy cơ của Nhà Nước hồi giáo, Vatican cho ra khái niệm tự vệ hợp pháp, nhưng mong rằng nó phải được Liên Hợp Quốc bảo chứng. Hai thái độ mâu thuẫn đó cách nhau hai năm tự chúng cũng hiểu được. Các Kitô hữu ở Syria, mà ngài phải cứu, đại đa số ủng hộ chế độ baasiste để họ được yên thân và bảo đảm tự do thờ phượng của họ: Bachar ở Syria, cũng như trước đây Saddam Hussein ở Irak.

Một chủ động khác: buổi cầu nguyện cho hòa bình năm 2014 trong vườn Vatican với Simon Peres và Mahmoud Abas. Điều đó không làm ngăn cản được các sự căng thẳng và cuộc thực dân hóa của Do Thái trong các vùng đất chiếm đóng rầm rộ tiếp tục. Và Peres không phải là người đại diện đa số tầng lớp chính trị Israel. Nhưng giáo hoàng tự mình giải thích đó là việc đưa hòa bình vào trong các con tim bằng cách cùng nhau cầu nguyện Thiên Chúa của ba tôn giáo và đó là quyền thế của các nhà chính trị, chứ không phải của ngài, đề xuất các giải pháp cụ thể. Trả lời cho tất cả những ai mong ước điều ngược lại, ngài khẳng định lớn tiếng và mạnh mẽ rằng sự chủ động của ngài chỉ là chính trị một cách gián tiếp. Một thứ khiêu khích của thiêng liêng đối với chính trị, một sự nhắc nhở đến trật tự trên cao. Sự chủ động được nối lại với nhiều bước được trông thấy rõ ràng như ưu ái cho các quyền của những người Palestiniens: dừng lại trước bước từng chia cắt cận Bethléem và thừa nhận Nhà Nước Palestine. Chính sách đó ít ra cũng có giá trị rõ ràng và can đảm, trong lúc Palestine ngày càng yếu đi.

Phần dành cho chính thống… và Poutine

Một sự chủ động khác, rất bị phê phán, là cuộc gặp gỡ đại kết, nhưng lại có tầm chính trị rất mạnh, với thượng phụ chính thống Nga Kirill ở sân bay La Havana năm 2016, khi Phanxicô trên đường đến Mexico. Nhất là người Ukraina, nhưng cũng có nhiều người Phương Tây đã phản ứng tệ với lời tuyên bố chung ký kết bởi Phanxicô và Kirill, làm miếng mồi ngon cho các quan điểm của Vladimir Poutine về thế giới[3]. Như thể sự xích lại với Giáo Hội quyền lực đó và các lợi ích chung của hai cộng đoàn chính thống và công giáo ở Trung Đông đã chiếm vị trí trên mọi xem xét khác. Các “giáo hội hiệp nhất”, những người công giáo Ukraina luôn trung thành với Rôma trong suốt các thế kỷ thăng trầm, cảm thấy bị phản bội và quên lãng.

Thách thức Trung Hoa, nguồn mâu thuẫn nội bộ

Phanxicô cũng bị chỉ trích quá nhân nhượng với Trung Hoa. Những người dèm pha phàn nàn rằng ngài không phải là Gioan Phaolô II và không đủ cảnh giác với trò chơi hai mặt của cọng sản. Một nhóm ở Vatican và Hồng Kông không chấp nhận sự dịu bớt của ngài và điều mà họ cho rằng như là một thứ đơn sơ nào đó đối với các nhà cầm quyền Bắc Kinh, trong cuộc xung đột về quyền Giáo Hội ở Trung Hoa. Tuyên bố về di sản của Matteo Ricci, người đã sang Bắc Kinh vào cuối thế kỷ XVI, một thừa sai tôn kính văn hóa Trung Hoa - một sự vận động lúc bấy giờ bị Vatican phản bác - Phanxicô đã nhiều lần lặp lại ca ngợi sự hiền triết và văn minh Trung Hoa. Như thể ngài muốn theo bước Ricci.

Trung Hoa có thể trở thành một trong các nơi dung hợp lớn Kitô giáo ngày mai, và Phanxicô sẵn sàng chịu các điều kiện mất thể diện để đạt tới sự mở cửa đó. Điều mà ngài bị chỉ trích chua chát. Một thỏa hiệp đang tiến hành thương lượng, để cho Vatican nói lời cuối cùng trong sự chọn lựa các giám mục, nhưng cho chính quyền Trung Hoa quyền kiểm soát và cho ý kiến. “Là một chính quyền vô thần không tin vào Thiên Chúa. Cần biết cái gì cần thiết cho việc bổ nhiệm một giám mục”, năm 2016 hồng y Hồng Kông, Joseph Zen đã nổi dậy nói thế, người đứng đầu một phong trào chống lại tất cả mọi nhượng bộ đối với cọng sản.

Vậy Phanxicô không quản đến các thành công và bị chỉ trích trong nội bộ về điều được xem như là liều lĩnh, vụng về hoặc thơ ngây. Tuy nhiên một sự thơ ngây khó mà phê phán đối với giáo hoàng giỏi giang này mà ý chí là mỗi lần bắc cầu cho địch thủ hoặc giúp các địch thủ bắc cầu với nhau. Chút ít theo cách của cộng đoàn Sant’Egido, “LHQ của Trastevere”, chỉ có thể mừng vui về định hướng của triều đại giáo hoàng của ngài, sau nhiều năm ít được Biển Đức XVI dấn thân: nói chuyện với kẻ thù, hoán cải họ về hòa bình.

Vào sáng ngày 8.11.2016…

Khi Jorge Bergoglio mở radio từ sáng sớm trong lúc uống cà phê tại căn hộ Sainte-Marthe ở Vatican, trước khi trầm mình vào cầu nguyện và chuẩn bị thánh lễ buổi sáng, ngài có vẻ lo lắng về tin tức: Donald Trump vừa mới được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ. Bản thân ngài, ngày hôm đó không nói gì, và Vatican đơn giản hy vọng một sự cộng tác tốt cho hòa bình và tôn trọng các quyền con người với người khách mới của Nhà Trắng.

Tuy nhiên, nếu có ai đó xa với các sự khiêu kích dân túy của Donald Trump, chính là Jorge Bergoglio. Tất cả đều tách biệt họ. Đến nỗi, lúc từ Mexico trở về vào tháng hai vừa qua, một thời khắc căng thẳng mạnh mẽ đã xuất hiện, trái nghịch với ngôn ngữ nhẹ nhàng của ngoại giao Vatican: “Một người muốn xây những bức tường chứ không phải những cái cầu không phải là Kitô hữu”, ngài nói với các phóng viên trong máy bay. Giáo hoàng vừa đến từ Ciudad Juárez, tại biên giới giữa Mexico và Hoa Kỳ, và đã cầu nguyện, với một nghi thức đơn giản mà cảm động, dưới ánh nắng, trước màng lưới sắt và no man’s land chia tách hai nước. Lúc ấy Donald Trump đã nói đến việc xây một bức tường dọc theo biên giới chung bao la, để chặn đứng sự nhập cư bất hợp pháp của hàng triệu “người nhập cư gốc châu Mỹ Latinh” bị đồng hóa với buôn lậu.

Tiếp nhận dân di cư, cuộc chiến chống định kiến dân tộc, tôn trọng các tôn giáo khác, tố giác thần tượng lợi nhuận và làm giàu vô độ, tiết độ hơn là duy tiêu, cộng tác giữa các nước hơn là cạnh tranh, nhiệm vụ đạo đức chống khí hậu nóng lên, chống suy thoái, bảo vệ các nền văn hóa địa phương, cầm thắng lại sự bành trướng vũ khí : Phanxicô chủ trương các hoạt động chính trị ngược lại với các hoạt động chính trị mà Donald Trump bảo vệ trong chiến dịch bầu cử. Vậy là Phanxicô chỉ có thể buồn về cuộc bầu cử đó, trong lúc một số người công giáo Mỹ bảo thủ ngược lại vui mừng về việc nắm quyền của một người muốn chống lại việc phá thai và “quyền gay”, sau nhiều năm “suy thoái” của triều đại Obama.

Jorge Bergoglio, như một người Mỹ Latinh, biết rõ xu hướng về các giải pháp nhanh gọn đó, về một chính trị để thành công thường phải qua lo lót, làm gương cho số đông của một tỷ phú thành công và chủ trương quy về mình, hoạt động chạy theo lợi nhuận và tự vệ. Giáo hoàng lo lắng về chủ nghĩa dân túy đó đang tràn lan khắp các lục địa. Nhưng, với tư cách một người phân tích tinh tế, ngài cũng phải hiểu rõ các lý do:  sự mất tín nhiệm của establishment, của một giới chính trị toàn quyền và đã được thiết lập từ rất lâu, của một hệ thống làm nghèo các từng lớp trung lưu và không có cơ hội cho các người trẻ, của một chính sách đúng đắn thiếu liên quan đến những người dân thường.

Rõ ràng có dòng trào lưu giữa Phanxicô và Barack Obama, một người có vóc dáng trí thức và tinh thần khác với Trump. Điều đó không có nghĩa là giáo hoàng đồng ý với ông trong mọi điểm, nhất là về các tiến triển xã hội. Nhưng ngài coi trọng, trong tổng thống da đen đầu tiên của lịch sử Hoa Kỳ, cái gọi là soft power, ý chí giải quyết các cuộc tranh chấp, tính liêm khiết, các tầm nhìn cao. Phanxicô, quan ngại về làn sóng mạnh mẽ chủ nghĩa dân túy cũng với tới Âu Châu, buộc phải nhấn mạnh diễn văn của ngài về mở cửa và tinh thần cao thượng, nhất là về ba chủ đề mà Hoa Kỳ và EU có các trách nhiệm lớn : sự cần thiết xử lý tốt cuộc xuất hành rầm rộ của các người di tản chạy trốn chiến tranh và đói nghèo, cuộc chiến toàn vũ chống khí hậu nóng lên và sự chặn lại “chiến tranh thế giới từng phần” hiện nay, bằng cách tìm tận nguồn gốc của nó, nhất là việc ồ ạt sản xuất vũ khí, buôn bán vũ khí.

Đối thoại liên tôn: Phanxicô mở rộng bàn tay

Về phương diện liên tôn và đại kết, chủ trương mở cửa về hướng các người tin lành tiến bộ nhất, về chức thượng phụ Nga, về các người phật giáo, các người chiites ở Irak và đại học Al-Azhar. Chúng chứng tỏ ý chí giáo hoàng hoạt động cho hòa bình và hòa giải bằng mọi giá.

Nhưng một số người hồi giáo, salafistes hay khác, không thích thấy nguyên thủ Giáo Hội cho các bài học và thực hiện điều mà họ cho rằng như là một chiến lược để chia rẽ họ, khi ngài quả quyết cao giọng và mạnh mẽ rằng hồi giáo chính thống là hòa bình. Ngược lại, một số người hồi giáo khác lại thấy đó là dấu chỉ phi thường tôn trọng, giúp đỡ, ủng hộ trong cuộc chiến đấu của họ để bảo vệ tôn giáo của mình.

Cũng vậy, một ít thượng phụ chính thống chống lại cuộc tấn công huynh đệ của Vatican “ma quỉ và tân tòng” với thượng phụ Kirill của Mascơva. Nhưng Phanxicô, bị dội nước nhiều lần – nhất là khi những người chính thống Georgia, mùa thu vừa qua, đã tẩy chay một thánh lễ của thiểu số nhỏ nhoi công giáo Tbilissi - ngài là người thực tế trong vấn đề liên quan đến đối thoại liên tôn và đại kết. Chúng cần phải thúc đẩy hòa bình nhưng không xóa bỏ các sự khác nhau còn tồn tại rất lớn.

Vì thế, ngài công nhận nhiều lần rằng, giữa những người Kitô giáo bị phân chia, sự hòa giải thần học nhằm trở lại thống nhất hoàn toàn là điều không nhắm tới, nhưng họ có chung khả năng thực hiện các “công trình lòng thương xót” và “đại kết huyết thống”. Vì cuộc tranh luận thần học trên nhiều vấn đề căn bản, như mình thánh, không phải là vấn đề duy hất chia cắt các Giáo Hội. Từ việc truyền chức các giám mục tin lành gays tới các hoài nghi quốc gia chính thống, các khoảng cách xã hội còn rất lớn.

Điều cốt yếu đối với Phanxicô là sự tôn trọng lẫn nhau và kết thúc các lời thóa mạ, như xác nhận của tài liệu kèm theo “Từ tranh chấp đến hiệp thông” được các người tin lành và công giáo công bố năm 2913, gần ngày kỷ niệm năm trăm năm ly khai của Luther, tổ chức vào 2017. Chính là điều mà ngài lặp lại với các người tin lành khi họ tiếp đón ngài vào tháng mười một 2016 ở Thụy Điển. Nếu không đồng ý với nhau về học thuyết, thì cũng không làm bộ thảo ra những thỏa hiệp giả, nhưng cùng nhau công nhận Đức Giê-su Kitô. Cuộc đối thoại với những người tín hữu khác là một công việc tế nhị và chậm mà hồng y người Thụy Sĩ Kurt Koch “bộ trưởng” đại kết, và hồng y người Pháp Jean-Louis Tauran, “bộ trưởng” Đối Thoại liên tôn, làm việc không ngừng từ nhiều năm nay, có thành công, có thất bại và nhiều can đảm.

Trong quá trình các cuộc đối thoại đó, từ Erevan ở Armenia đến Lund ở Thụy Điển, giáo hoàng cũng có cơ hội tái phát hiện các lá bài của giáo Hội với các cộng đoàn đang sống với những thành kiến thế kỷ đối với Rôma. Các sự co rút quốc gia của các Giáo Hội chính thống, các quan hệ của họ với quyền lực chính trị, sự rạn nứt của các Giao Hội tin lành, sự tục hóa của họ đôi khi đe dọa chính cả sự tỏ tường của họ, tất cả có thể đưa các tín hữu đến chỗ phát hiện và yêu mến Giáo Hội đa diện và sống động của Giáo hoàng Phanxicô.

Giáo Hoàng, một mục tiêu?

Những địch thủ, nhất là trong vùng ảnh hưởng hồi giáo cực đoan, xem giáo hoàng là một mục tiêu tượng trưng. Quật ngã ngài đối với họ là một sự thắng lợi chống lại một tôn giáo mà họ căm ghét. Nhưng những tố cáo khác cũng có thể làm ngài gặp nguy hiểm. Khi ngài đã kích những người buôn lậu ở Lampedusa, sự toàn cầu hóa vô cảm, ô nhiễm công nghệ, văn hóa rác thải và tiền bạc là vua hoặc còn là sự thực dân hóa ý thức hệ của những người nghèo nhất bởi các xã hội Phương Tây muốn tiêu thụ sản phẩm của họ đồng thời với gía trị của họ, ngài tạo cho mình những kẻ thù. Các nhóm cực hữu tân nazi có thế muốn ngài động viên “sự xâm lăng” của “Âu Châu Kitô giáo”, bởi đoàn binh man rợ, tất cả những người thua thiệt của những lục địa khác và của những văn hóa khác. Khi ngài phê phán Donald Trump và kế hoạch của ông vể bức tường ở biên giới Mỹ và Mexico, ngài làm cho những nhóm quá kích chủng tộc ở Hoa Kỳ điên lên.

Ở đó nữa, giáo hoàng không phải là một hình ảnh quá hiền từ chỉ bằng lòng với các lời lẽ vô hại. Mỗi ngày ngài làm phát điên những người mà ngài ngăn cản các tham vọng xâu xa, vì các lời hiệu triệu của ngài làm nổi dậy vị linh mục trẻ ở nơi ổ chuột, người đại biểu ở nghị trường, như người cán bộ cao cấp trong xí nghiệp đa quốc gia của mình. Một số ngủ không yên và chuẩn bị bảo vệ chống lại kẻ phá rối: những người bán vũ khí cho các người khai thác các khoáng sản hiếm; những công ty ném lại các chất thừa thải ở các người nghèo cho các siêu tự do để được giảm thuế; những công ty bất động sản khai thác người nghèo cho những người bắt phụ nữ và trẻ em lao động.

Một ít giống như Gioan Phaolô II, nhưng với những điểm nhấn khác nhau, ít phân chia tả hữu. Phanxicô có một uy lực luân lý lớn lao và đáng sợ. Ngài có các mạng lưới xã hội với mình, nhiều kẻ thù nhưng cũng nhiều bạn bè ở những người nghèo. Về phương diện này, cũng như trong Giáo Hội, ngài ở trong phong ba bão táp, ngài gây phiền hà. Nhưng về các lãnh vực của tính phi pháp, bảo táp càng trở nên nguy hiểm hơn, vì ngài đối đầu với các quyền lực không tha thứ cho ngài việc tố giác các đòn bẩy chiến tranh và sự khai thác mà họ kiểm soát. Họ có thể chụp cổ một linh mục trẻ chống ma túy ở khu dân nghèo (favela), một thị trưởng calabre (Ý) tố giác thuế của mafia, một đại biểu Quốc Hội tố giác các việc buôn bán vũ khí, một cán bộ cấp cao tung ra một chiến dịch chống tham nhũng, nhưng chúng cũng có thể chụp cổ người đứng đầu, ở Vatican, chụp cổ giáo hoàng.

 


[1] “Vatican, các chuyện bí mật”, France 2, do Laurent Delabousse trình bày ngày 25.9.2016.

[2] Phanxicô, thông điệp Laudato Sí, 24.5.2015.

[3] Tuyên bố chung của giáo hoàng Phanxico và thượng phụ Kirill ngày 12 tháng 2 năm 2016.

 

 

Chia sẻ