Skip to content
Main Banner
Thánh Grêgôriô (03/09) - Thánh Gioan Kim Khẩu (13/09) - Suy tôn Thánh Giá (14/09) - Thánh lễ TRUYỀN CHỨC (15/09) - Thánh Cornêliô và Thánh Cyprian (16/09) - Thánh Phanxicô in 5 dấu - Thánh Lễ Khấn Trọng (17/09) - Thánh Giuse Côpetinô (18/09) - Thánh Andre Kim, Phaolô Chung (20/09) - Thánh Mátthêu (21/09) - Thánh Piô Piêtrenchina (PS) (23/09) - Thánh Vinhsơn Phaolô (27/09) - Thánh Têrêsa Hài Đồng (01/10) - Các Thiên Thần Hộ Thủ (02/10) - Tưởng niệm giờ Cha Thánh Phanxicô lâm chung (03/10) - Đại lễ Cha Thánh Phanxicô (04/10)
Ngôn ngữ

Hội Thảo Triết Học “Giáo dục trong bối cảnh Việt Nam hiện nay: cơ hội và thách đố”

Administrator
2019-11-11 00:00 UTC+7 270

Vào sáng thứ Bảy ngày 9/11 một Hội Thảo Triết Học với chủ đề “Giáo dục trong bối cảnh Việt Nam hiện nay: cơ hội và thách đố” đã được diễn ra tại Hội trường của Học viện Phanxicô Thủ Đức, với sự tham dự của đông đảo quý Giáo sư và sinh viên tu sĩ nam nữ trong và ngoài Học viện. Thuyết trình viên của buổi Hội Thảo lần này là Tiến sĩ Giáo dục Phêrô Đỗ Mạnh Cường, một người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục tại Việt Nam. 

Mở đầu buổi thuyết trình, Anh Tổng Kinh Lý John Wong, người đang có những ngày làm việc tại Cộng đoàn Thủ Đức, đã được mời lên chia sẻ đôi điều với quý Giáo sư cũng như các sinh viên đang có mặt. Trong bài chia sẻ của mình, ngài đã nhắc lại truyền thống học thức Phan Sinh và nền tảng của sự hiểu biết không ai khác mà là chính Đức Kitô. Để kết thúc phần chia sẻ, Anh Kinh Lý đã thay mặt anh Tổng Phục Vụ ban phép lành của thánh Phanxicô cho những ai đang hiện diện.

Tiếp đến, Tiến sĩ Phêrô Đỗ Mạnh Cường bước vào phần chia sẻ chủ đề với việc cung cấp thông tin và phân tích hiện trạng của nền giáo dục tại Việt Nam. Bài chia sẻ đã vạch rõ thực tế đáng buồn của nền giáo dục nước ta trong nhiều năm qua và hậu quả mà nó mang lại cho xã hội, cách cụ thể là cho người dân Việt trong bối cảnh hiện tại. Đứng trước hoàn cảnh này, Tiến sĩ Phêrô Đỗ Mạnh Cường đã mời gọi toàn thể thính giả tham gia vào một cuộc trao đổi để cùng nhau tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Một câu hỏi xuyên suốt có thể được nhận ra trong buổi Hội Thảo này là: chúng ta, những người Kitô hữu có thể đóng góp gì cho nền giáo dục nước nhà? Và Giáo Hội tại Việt Nam có thể đóng vai trò gì trong việc giáo dục con người?  

Dù vỏn vẹn chỉ trong vài tiếng đồng hồ, thế nhưng buổi Hội Thảo chắc hẳn đã để lại dư âm cho những ai tham dự. Bởi vẫn còn đó quá nhiều điều để nói về giáo dục nước ta và cũng vẫn còn đó lời mời gọi dành cho mỗi một Kitô hữu, cách riêng các sinh viên tu sĩ Học viện Phanxicô, ra đi dấn thân để “xây dựng lại ngôi nhà đang đổ nát”.

Giuse Phạm Đình Phụng

Chia sẻ