Skip to content
Main Banner

Tham dự COP 25, Madrid

Administrator
2020-01-06 00:00 UTC+7 46

Hội nghị của Liên hiệp quốc về Khí hậu (COP 25) bắt đầu từ ngày mồng 02 và kết thúc ngày 15 tháng 12, kéo dài thêm hai ngày so với thời gian biểu ban đầu. Ủy ban JPIC của Tỉnh Dòng các Thánh Tử vì đạo Hàn Quốc tham dự cùng với liên minh NGO của nó. COP 25 được bắt đầu với một đề tài đầy tham vọng, “Thời hành động”, tuy nhiên, dù đây là hội nghị COP dài nhất trong lịch sử, các đại biểu quốc tế đã không đạt được một sự nhất trí nào trên nhiều vấn đề nhạy cảm mà không có bất kỳ tiến bộ có ý nghĩa nào trong thương lượng. Hơn nữa, thật nản lòng khi tiếng kêu than của dân chúng ở Chile và ở các quốc gia lân cận bất ngờ biến mất khỏi các phương tiện truyền thông khi địa điểm hội nghị được dời từ Santiago đến Madrid.

Sau đây là những điểm có ý nghĩa ở COP 25:

1. Nhiều điều thương lượng quan trọng

- Thích nghi khí hậu, bành trướng tài chính và mục tiêu nhiều tham vọng về chất thải.

- Chương trình nghị sự phong phú

- Tính trong sáng, các khoản đóng góp cố định của các nước (NDCs)

- Mất mát & thiệt hại

2. Các lợi ích của các Chính phủ và các Công ty

Sự quan tâm chính của các chính phủ và của các nhà thương thuyết tập trung trên các thị trường thương mại quốc tế. Đặc biệt, họ tìm cách đạt đến một nhất trí về lối giải thích cơ chế thị trường trong điều khoản 6 của bản Hợp đồng Paris mà không từ bỏ các lợi ích quốc gia của họ.

3. Các lợi ích của Xã hội Dân sự và các Cộng đoàn Tôn giáo

Một điều hiển nhiên là, trong bầu khí ở Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu, khi so sánh với COP 21, Paris, xã hội dân sự và các cộng đoàn tôn giáo đang mất đi các lợi ích của họ trong Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về khí hậu. Các quan tâm chính của Liên Hiệp Quốc và của các phái bộ chính phủ liên kết chặt chẻ với tư bản thị trường, và họ chỉ đàm phán cho các lợi ích của họ mà thôi. Vì thế, xã hội dân sự và các cộng đoàn tôn giáo cần phải nhấn mạnh trên Một chuyển giao chính đáng, chớ không phải trên một tranh luận dựa trên logic của nền tư bản thị trường. Nhằm để thực hiện sự công bằng khí hậu, trách nhiệm về sự mất mát và tác hại cho các người dân bản địa trong những vùng bị khí hậu ảnh hưởng, phải đi trước sự bàn cãi về khí cácbon. Để làm điều này, những phát biểu về sự mất mát và tác hại phải được ghi vào trong bản thỏa thuận, tuy nhiên Châu Âu và Mỹ chống lại điều này.

4. Tăng cường mạng Công bằng Khí hậu về các vấn đề toàn cầu

Phái đoàn của Hàn quốc bao gồm các NGOs như Viện Nghiên cứu chính sách năng lượng khí hậu, Hàn quốc xanh, ICE (khí hậu & sinh thái liên tôn), mạng lưới truyền thông, Châu Á xanh, và Ủy ban JPIC của Tỉnh Dòng Nam Hàn. Sự tham dự COP 25 lần này ít hơn lần trước. Hầu như không có một mạng lưới liên lạc giữa các cơ quan về công bằng khí hậu ở Á châu, hoặc ở bất kỳ quốc gia nào. Thật vậy, xã hội dân sự ở Hàn quốc không tập trung vào khủng hoảng khí hậu toàn cầu, trong khi đó lại tập trung vào những vấn đề trong nước. Trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với nhiệm vụ mở rộng sự liện kết về công bằng khí hậu qua mạng lưới quốc tế cũng như qua việc huấn luyện các nhà chuyên môn về khủng hoảng khí hậu. Các cộng đoàn tôn giáo cũng cần nhạy cảm hơn với tầm quan trọng của khủng hoảng khí hậu. Xét cho cùng, Tin Mừng không chỉ liên quan đến việc bận tâm tìm kiếm giải pháp cho cá nhân, mà còn cho linh đạo của cộng đoàn và tình liên đới. 

Chia sẻ