Cuộc gặp gỡ của các đại biểu UFME JPIC
Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày mổng 02 tháng 12, 2018, lãnh đạo của 05 Hội đồng JPIC ở Châu Âu đã họp tại Katowice (Ba-lan) cùng với các người đứng đầu của Văn phòng JPIC Trung ương và của Ủy ban linh hoạt JPIC. Hiện diện gồm có các anh: Francesco Zecca (COMPI), Fausto Yudego (CONFRES), Trần Ngọc Tiềm (COTAF), Maciej Olszewski ( North Slavic), anh Tadej Strehovec (South Slavic), cùng với các anh Rufino và Jaime của Văn phòng JPIC Trung ương.
Họ là những khách mời ở một tu viện to lớn của anh em Phan Sinh, và nếu như nhiệt độ bên ngoài rất lạnh, thì bên trong cộng đoàn, họ vui hưởng một sự hiếu khách đặc biệt và rất ấm cúng, nhờ anh Phụ trách Sergiusz Baldyga.
Trong hai ngày họp, họ đã trình bày công việc của mỗi hội đồng, trao đổi các ý kiến và chuẩn bị tổ chức cho cuộc họp lục địa sắp tới của các đại biểu JPIC của Châu Âu. Từ các sinh hoạt trên, họ đã muốn bắt đầu lại từ đầu bằng việc bàn luận đề tài: “Sống học thuyết nhân bản Phan Sinh trong bối cảnh hiện tại của Châu Âu. Hãy đi và sửa chữa ngôi nhà của Ta.” Đây là một cơ hội quan trọng để khởi đầu những dự án đặc thù cho lục địa Châu Âu là nơi đang trải qua những cơn khủng hoảng khác nhau trong thời buổi này.
Cuộc gặp gỡ được tổ chức tại Katowice bởi vì vào ngày mồng 03 tháng 12, 2018, Hội nghị COP24 (Hội thảo của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu) được khai mạc, quy tụ tại thành phố Ba-lan này khoảng 30.000 người từ khắp nơi trên thế giới, gồm những phái đoàn chính phủ và những tổ chức dân sự. Đây là cơ hội duy nhất để lấy những biện pháp quan trọng và quyết định có thể bảo vệ các thế hệ tương lại. Người ta không ngừng hô hào là không còn thời gian nữa, không thể hoãn lại các quyết định nữa!
Cách đặc biêt, Văn phòng JPIC Trung ương đã tổ chức một cuộc họp ngày 03 tháng 12, 2018, có sự tham dự của 09 thuyết trình viên đến từ nhiều nơi trên thế giới, cùng với sự hiện diện của các anh em đặc trách JPIC cấp toàn Dòng của nhánh Tu viện và Lúp Dài. Cuộc bàn thảo rất quan trọng và sự đóng góp của những tín ngưỡng khác nhau có thể làm người ta đặc biệt chú ý đến sự khủng hoảng khí hậu – một khủng hoảng tạo nên những di dân mới và chạm đến những phần nhạy cảm nhất của thế giới.
Alexis Trần Đức Hải, OFM, dịch