Skip to content
Main Banner
Các Thánh Nam Nữ (01/11) - Cầu cho TÍN HỮU QUA ĐỜI (02/11)
Ngôn ngữ

Mô Hình Xưa Cho Cuộc Đối Thoại Hiện Đại: Thánh Phanxicô Tại Điện Quốc Vương Hồi Giáo

Administrator
2019-04-04 00:00 UTC+7 320

Vatican City – Trong sử biên niên của Công giáo, cuộc gặp gỡ của Thánh Phanxicô Assisi với Quốc vương Hồi giáo của Ai Cập 800 năm trước đã bị đắm chìm trong những giai thoại của nhiều người mộ mến; trong khi các nguồn tài liệu Hồi Giáo, hiếm thấy có dấu vết nào về câu chuyện một tu sĩ người Ý vượt qua hàng rào của cuộc Thập TChinh.

Dẫu vậy, ĐGH Phanxicô vẫn còn gây được sự chú ý đến cuộc gặp giữa thánh Phanxicô và Quốc vương al-Malik al-Kamil năm 1219 gần Damietta, một cảng trên sông Nile gần nơi đổ vào biển Địa Trung Hải.

ĐGH đã cử ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Thánh bộ đặc trách các Giáo hội Đông Phương, đến Damietta vào nửa đầu tháng 3 để đại diện chính thức tại các buổi lễ kỷ niệm 800 năm ngày diễn ra cuộc gặp gỡ.

Tại buổi lễ chính thức vào ngày 1/3, ĐHY Sandri quy chiếu hai bản tiểu sử thời kỳ đầu của thánh Phanxicô, điều được nhấn mạnh đến chuyến đi của ngài với vai trò của người tu sĩ là hy vọng hoán cải Sultan trở lại Công giáo, và những bài thuyết trình gần đây cũng nói đến chuyện thánh Phanxicô cố gắng đem hòa bình vào giữa cuộc Thập Tự Chinh.

ĐHY Sandri nói: “Cuộc gặp tại Damietta có vẻ như thất bại”. Quốc vương đã không hoán cải, đội quân của ngài cũng không, và hầu như chuyến đi cũng không thay đổi được tình thế của cuộc Thập Tự Chinh.

Tuy nhiên, ĐHY cho rằng: “Ký ức của cuộc đối thoại vẫn còn đó, tại Damietta, Phanxicô đã không sợ Muhammad và Sultan cũng đã không sợ Tin Mừng”.

Với Giáo hội, đối thoại đại kết và đối thoại liên tôn thì có sự khác biệt cơ bản về hoạt động và mục đích, mặc dầu cả hai thường bắt đầu bởi việc nhìn vào sự tin tưởng và những giá trị mà phía tôn giáo bạn chia sẻ.

Đối thoại đại kết, tuy là một phần của việc tìm kiếm để hiệp nhất Kitô giáo, vươn tới tình trạng cũng là các Kitô hữu – thậm chí còn đó những khác biệt trong việc thờ phượng, linh đạo và những điều luật – cùng nhìn nhận nhau đều thuộc về một Giáo hội của Chúa Kitô.

Đối thoại liên tôn, ở mặt khác, quảng bá lòng khoan dung, tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau. Trong khi hy vọng rằng các thành viên trong mỗi tôn giáo có thể học một điều gì đó của nhau về đời sống linh đạo, không nhắm đến việc tạo ra một tôn giáo cho toàn thế giới.

Sau khi ĐGH Phanxicô đã gặp quốc vương Ahmad el-Tayeb, người đứng đầu của al-Azhar, trong lãnh thổ các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất vào đầu tháng 2 vừa qua và ký kết một bản tuyên ngôn với ngài trên việc quảng bá “tình huynh đệ nhân loại” và sự trôn trọng, ĐGH cho biết, ngài nghĩ sự quan phòng đã đã muốn “có một vị Giáo Hoàng mang tên Phanxicô” để đánh dấu kỷ niệm Damietta.

ĐGH thêm rằng “tôi thường nghĩ thánh Phanxicô cũng hiện diện trong suốt cuộc thăm viếng này, Ngài đã giúp tôi giữ Tin Mừng nơi lòng mình, tình yêu của Đức Giêsu Kitô, trong khi tôi sống những khoảnh khắc khác nhau của chuyến viếng thăm”.

Lời của ĐGH đã được rõ ràng rằng, điểm gặp nhau giữa đối thoại và loan là một người chia sẻ niềm tin của mình khi nói và sự trân trọng lắng nghe đến niền tin tôn giáo của một người khác.

Nhưng những phản ứng về chuyến viếng thăm của ngài trên các phương tiện truyền thông cho thấy rằng những nhà phê bình đó đã không thấy được điều này. Một tài khoản trên tweeter viết: “Ông không phải là thánh Phanxicô”, “Phanxicô thì đã ở đó để rao giảng Đức Kitô cho quốc vương Sultan, chứ không có phun ra những điều vô nghĩa…”

Khi ĐHY Sandri ở Ai Cập thì ĐGH Phanxicô đã lên kế hoạch đi thăm Ma Rốc, một nước đa số là Hồi giáo, từ ngày 30-21/3/2019. Các học viên của Học viện Tôn giáo Âu Châu đã họp ở Bologna, họ đã lên kế hoạch thảo luận nhóm về cuộc gặp của thánh Phanxicô với quốc vương Sultan và nó mang hàm ý đến cuộc đối thoại liên tôn.

Theo bản tin Công giáo, Mustafa Cenap Aydin, một người đạo Hồi liên quan trong việc đối thoại và cũng là một tham luận viên tại Bologna nói: “thánh Phanxicô đã để lại cho chúng ta một mẫu gương rất tốt về tình bằng hữu và sự trân trọng. Nhưng một số người lại muốn nhìn thấy Phanxicô giận dữ và chiến đấu hơn là một Phanxicô nói năng điềm tĩnh và đầy trân trọng”.

Ông chẳng chút nghi ngời nào về thánh Phanxicô đã cố gắng chia sẻ Tin Mừng với Quốc vương. “Thật là kinh ngạc nếu ngài đã không nói về niềm tin”.

Aydin nói về việc mình đã gặp một người Công giáo cách đây vài năm, và anh ấy hỏi tôi “Anh còn là một người Hồi giáo nữa không?”.

Aydin nói “Tôi không thấy bị xúc phạm, vì đối thoại thực sự liên quan đến việc chia sẻ điều bạn tin và muốn điều tốt nhất cho người khác, không có nghĩa là vào cuộc đối thoại với mục đích hoán cái kẻ khác, nhưng mang ý nghĩa làm chứng cho đức tin trong cách thức không áp đặt”.

Cha Jason Welle Dòng Phanxicô, Trưởng khoa nghiên cứu tại Học viện Giáo hoàng ở Rôma về tiếng Ả Rập và nghiên cứu đạo Hồi, cũng có mặt trong hội thảo và  vạch ra nhiều lý thuyết khác nhau về điều đã xảy ra tại Damietta, và điều gì tác động đến cuộc gặp đối với thánh Phanxicô và đối với Sultan.

Cha Welle nói thêm, thánh Phanxicô không để lại bản văn nào cho thấy tại sao ngài đi Damietta, nhưng rõ ràng rằng, “chuyến đi đã thay đổi sự hiểu biết của ngài về sứ mệnh. Khi trở về nước Ý, ngài đã viết bản luật trước (Lksc), ngài mô tả hai cách mà anh em có thể đến giữa người Hồi giáo. Trước hết, anh em nào được thúc đẩy muốn đến sống giữa những người Hồi giáo và đừng tranh luận hay cãi cọ với họ, nhưng biết rằng họ cũng là những Kitô hữu. Kế đến, khi họ được lòng Thiên Chúa, anh em có thể rao giảo lời Chúa và kêu gọi họ sống đời hoán cải.

Cha Welle nói với CNS rằng, sứ vụ không đặt trọng tâm về việc hoán cải quả là tân thời vào ngày Phanxicô. Không ai khác trong vùng Tây La Tinh thấy trước thực tại giữa người Hồi giáo hoặc là thù địch hoặc là cố gắng hoán cải họ.

“Thánh Phanxicô đã nổi lên kể từ thời đại ngài trong giới Hồi giáo với một viễn ảnh mới cho cuộc chiến đấu của Kitô giáo giữa Hồi giáo mà không ai có thể lường trước. Và, ĐGH Phanxicô “thì đang làm điều tương tự: ngài đang dự định hướng dẫn mục vụ về cách sống với người hàng xóm của chúng ta, dưới ánh sáng đáp trả lại lời cầu nguyện của Thần Linh Chúa đã tác động trên những người chưa đón nhận Tin Mừng”.

Cindy Wooden

Chia sẻ