Skip to content
Main Banner
Ngôn ngữ

Chúng ta trèo lên núi La Verna bởi vì chúng ta muốn chạm vào các vết thương của Đức Kitô / Lễ kính thánh Phanxicô Năm Dấu

Administrator
2018-09-22 00:00 UTC+7 385

Bài giảng của anh Tổng phục vụ Michael A. Perry cho các bạn trẻ ngày lễ vọng kính thánh Phanxicô năm dấu, ngày 16 tháng 09, 2018.

Trước tiên, một lần nữa, tôi cám ơn các anh chị em đã chấp nhận lời mời gọi trèo lên Núi La Verna năm nay. Chúng ta hãy cố gắng trả lời câu hỏi: trèo lên núi thánh này có ý nghĩa gì, một cuộc hành hương như thế có ảnh hưởng cụ thể nào trên cuộc sống của chúng ta? Trèo lên La Verna là trèo lên đồi Calvariô là nơi đã chứng kiến một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử của con người. Nó chắc chắn là nơi chiến thắng tội lỗi và sự chết, tuy nhiên trước đó, nó là nơi của đau khổ và hấp hối; nó là nơi diễn ra cái chết của người vô tội. Chúng ta trèo lên núi La Verna bởi vì chúng ta muốn chạm vào các vết thương của Đức Kitô – nói cách khác, là những gì gây nên đau khổ, lo âu, sự bất định, trạng thái chán nản và (tại sao không?) một cảm giác thất bại. Chúng ta trèo lên núi này bởi vì chúng ta muốn hiểu sự nghịch lý mà thánh Phaolô trình bày cho chúng ta trong thư của ngài khi ngài nói điều duy nhất chúng ta có thể tự hào là thánh giá của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, qua đó thế gian đã bị đóng đinh cho chúng ta và chúng ta cho thế gian.

[….]

Trong một thế giới ở đó sự loại trừ và sống bên lề là tình trạng của hiện tại, nơi mà những não trạng dân túy và bài ngoại đang lớn dần, và bầu khí địa chính trị tỏ ra dễ đỗ vở, thì việc chúng ta nhìn thẳng vào Đức Kitô mang thương tích là điều rất cấp bách nhằm chống trả lại bóng ma của sự sợ hãi đang đập mạnh vào các cánh cửa của chúng ta, ngăn cản chúng ta đón nhận những người khác trong một tinh thần liên đới. Các người này phải lìa bỏ quê hương của họ để đi đến môt nơi mới, ngược với ước muốn của họ và do những lý do mà họ không hiểu nhiều. Hãy thử tưởng tượng là thay vì 177 người trên chiếc thuyền “Diciotti” ngày 20 tháng 08 qua ở Catania, chúng ta là những người phải gánh chịu sự dững dưng của cuộc so tay chính trị không hề mủi lòng đối diện với một nổi khổ đau như thế. Hãy tưởng tượng như thể chúng ta đang sống trong một cảnh tha hương tồi tệ ở đó sự đàn áp, bóc lột và kể cả mất tự do đều có. Các bạn chắc chắn đã nghe một trong những em bé được cứu đã sống trong bóng tối cả một năm trời. Rồi, như thể tất cả những điều này còn chưa đủ, cần 05 ngày để đưa những người này xuống khỏi tàu trong khi toàn thế giới có thể thấy là tình trạng trên chiếc thuyền trở nên ngày càng nguy kịch. Chúng ta sẽ phải nghĩ sao nếu chúng ta phải trải qua những điều này? Chúng ta có thể chịu đựng không? Chúng ta có thể sống sót không? Tôi mời gọi các bạn tham gia vào một hành vi liên đới, đặt mình các bạn vào trong tình huống của các người này để khơi dậy trong các bạn những tâm tình thương xót và đồng cảm.

Các bạn thân mến, đây là một trong các dấu thánh mà ngày hôm nay chúng ta được mời gọi nhận ra trong thân thể của chúng ta. Để diễn giải các lời của thánh Phaolô ban cho chúng ta trong bài đọc thứ nhất, không phải cắt bì hoặc không cắt bì có ý nghĩa gì, cũng như không có ý nghĩa gì việc đến từ quốc gia này hoặc quốc gia khác, là người Âu châu, Mỹ châu, hay Phi châu, hoặc là thành phần của một cộng đồng kinh tế mạnh và vững chắc; không, điều quan trọng là một tạo thành mới. Hãy là những tạo thành mới! Hãy là những người nam và những người nữ có thể ôm lấy, với một tình yêu lớn, những gì mà thế giới muốn thải bỏ, bởi vì chúng được nhiều người xem như là thừa thải và là một phiền toái cho họ.

Chia sẻ