Skip to content
Main Banner
Ngôn ngữ

Tổ chức Phan Sinh quốc tế: Tuyên bố về tác động của đại dịch Covid-19 trên nhân quyền

Administrator
2020-05-08 00:00 UTC+7 172

Trong khi chúng tôi, toàn bộ nhân viên của Tổ chức Phan Sinh quốc tế, bị giam hãm nhưng khỏe mạnh trong các ngôi nhà của chúng tôi ở Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Pháp, mỗi ngày chúng tôi nhận thức rõ hơn tình huống đặc quyền của mình, bất chấp hoàn cảnh bất thường và khó chịu mà cảm giác đang bị giam cầm gây lên nơi chúng tôi.

Trong những tuần đầu tiên của cuộc khủng hoảng này, chúng tôi đã quan sát cách cẩn thận không chỉ sự phát triển của tình hình mà còn cả phản ứng của Liên Hợp Quốc, của các chuyên gia nhân quyền và các quốc gia khác. Chúng tôi tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên, vì đã rõ rằng dịch bệnh chắc chắn đã trở thành một đại dịch với số người chết khủng khiếp và các biện pháp đặc biệt sẽ kéo dài trong nhiều tháng, các Chị em và Anh em Phan Sinh, các đồng nghiệp và bạn bè của chúng tôi từ nhiều nơi trên thế giới đang tìm đến chia sẻ với chúng tôi những tình huống thảm khốc mà họ đang trải qua, phải đối mặt và chứng kiến. Đó là chuyển tiếp một số lời chứng, các câu chuyện, và chính vì muốn đưa chúng vào một bức tranh toàn cầu hơn mà chúng tôi đưa ra tuyên bố này ngày hôm nay. Từ góc độ nhân quyền, các vấn đề do đại dịch gây ra rất đa dạng với nhiều tác động ở nhiều cấp độ khác nhau.

Từ sự thất bại của các quốc gia trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những tình huống như vậy…

Những tháng vừa qua cho thấy một số quốc gia đã thất bại trong việc thực hiện các biện pháp kịp thời và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dân của họ, và vì thế đã không tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của họ để bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Liên Hợp Quốc,1 biện pháp bảo vệ này sẽ bao gồm việc phòng ngừa, điều trị và kiểm soát các bệnh cần phải được kiểm soát, và trong số những việc cần làm khác, có “việc tạo ra một hệ thống chăm sóc y tế khẩn cấp trong các trường hợp dịch bệnh và các mối nguy tương tự về sức khỏe, và việc cung cấp cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo trong các tình huống khẩn cấp”. Hơn nữa, theo luật nhân quyền quốc tế, quyền sống của con người cũng áp đặt trên các quốc gia nghĩa vụ bảo vệ sự sống bằng cách thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận kịp thời các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm và nước, và cung cấp các dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc nơi trú ẩn hiệu quả.

Chia sẻ