Skip to content
Main Banner

Trở nên những tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa, Đấng đã tự hạ mình vì mọi người

Administrator
2019-12-29 00:00 UTC+7 51

Các anh em thân mến của tôi, các thân hữu của Dòng

Xin Thiên Chúa ban cho anh em bình an!

Hôm nay chúng ta, cùng hợp với toàn thể tạo thành, hát bài ca chúc tụng và tạ ơn tình yêu kỳ diệu và lòng nhân lành của Thiên Chúa đổ xuống tràn đầy nơi Đức Kitô Giêsu! Chúng ta đón nhận và coi như cho chính chúng ta sứ điệp của tiên tri Isaia mà chúng ta nghe trong phụng vụ ban sáng ngày Giáng sinh: 

“Nghe đây! Các người canh gác của ngươi cùng cất tiếng reo hò vang dậy; họ sẽ được thấy tận mắt thấy Đức Chúa đang trở về Xion”.

Trong bản văn này của sách Isaia quyển II, sự trở về của dân Giao ước từ lưu đày ở Babylone về lại Thành thánh Giêrusalem, được cao rao như một thực tại gần kề, một điều gì sẽ xảy ra. Dân này đã chờ đợi trong tuyệt vọng. Họ mệt mỏi vì phải sống bên ngoài các ngôi nhà và quê cha đất tổ của họ, không có nơi nào được gọi là nhà của họ. Kể cả khi cuối cùng họ được phép trở về lại quê nhà, như được phản ánh ở Isaia quyển III, họ cảm thấy khó khăn lần nữa và đau khổ vì kiệt lực cả thể xác lẫn tinh thần. Không bao lâu, họ khám phá ra rằng họ không thể đơn giản sống trên bóng đức tin của cha ông họ, một đức tin cắm sâu trong sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi Abraham và Sara, Môsê và Miriam đi ra khỏi sự an toàn của họ và mang lấy một cái nhìn mới và một miền đất mới mà Thiên Chúa hứa cho họ. Cũng chính những con người này dần dà cảm thấy mỏi mệt bởi những lạm dụng của các nhà lãnh đạo bên trong cộng đoàn – cả tôn giáo lẫn chính trị - vốn chú tâm vào việc thâu tóm quyền lực và của cải cho chính họ, cho gia đình cùng thân hữu họ, hơn là sống một đời sống công chính và thiêng liêng chân thật. Họ thấy mỏi mệt do bởi những áp lực bên ngoài đè trên người họ trong việc thích nghi với những tập quán tôn giáo, văn hóa, triết học và luân lý của thời đại họ. Họ thấy mỏi mệt khi sống trong sợ hãi: sợ mất đi bản chất tôn giáo và văn hóa của họ; sợ mất đi niềm hy vọng vào vị Chúa đã đưa cha ông họ ra khỏi vòng nô lệ Ai Cập và đưa vào vùng đất hứa, và bây giờ cho họ cơ may quay trở về lại nhà.

Chính ở trong bối cảnh của sự bất hòa và suy sụp niềm tin và tình huynh đệ mà các lời của tiên tri Isaia phải được hiểu. Bất chấp mọi thất bại, một cách nào đó tồn tại giữa dân chúng một khát vọng sâu xa về một điều gì đó – hoặc đúng hơn về một ai đó – có thể đem đến cho họ một sứ điệp hy vọng, - sự trở lại của Thiên Chúa ở giữa họ -, bởi vì chỉ khi Thiên Chúa trở lại với Xion, khi Thiên Chúa được đặt giữa trung tâm của mọi lo lắng trần tục và thiêng liêng, lúc bấy giờ dân chúng mới thực sự tìm lại được con đường trở về bản chất chân thật của nó, ngôi nhà chân thật của nó.

Những gì đúng cho dân của Chúa cũng đúng cho hôm nay: chính Chúa khởi xướng tiến trình phục hưng này, một phục hưng dẫn chúng ta vào con đường của sự thánh thiện của cuộc sống, vào việc sống đức tin hằng ngày và sự thực hành sự công chính và hòa bình của Thiên Chúa. Nhưng sự phục hưng này có ở tâm điểm của câu chuyện Giáng Sinh không? Có phải biến cố Nhập thể của Đức Giêsu, việc Ngài ngự đến ở giữa chúng ta như một “người như chúng ta”, việc Ngài chia sẻ với chúng ta một cái nhìn mới: làm thế nào chúng ta lại có thể lần nữa bước đi trong tình yêu, lòng nhân ái, công bình và hòa bình của Thiên Chúa…, tất cả những điều này có là tâm điểm của danh tánh của chúng ta như những môn đệ của Đức Kitô và như những Anh Em Hèn Mọn không? Anh em thân mến của tôi, câu trả lời cho cả hai câu hỏi này chỉ có thể được tỏ hiện khi chúng ta sống cách trung tín ơn gọi mà chúng ta được kêu mời, được chọn và được sai đi.

Hãy trở lại một lúc với Isaia quyển II. Bản văn nói rõ là chính từ bãi chiến trường mà một sứ giả được sai đến loan báo rằng Thiên Chúa đã chiến thắng và sự đau khổ của dân đã qua đi. Bây giờ họ có thể chuẩn bị cách thiêng liêng, luân lý và tâm lý để về “nhà”. Tuy nhiên, có một diễn tiến trong câu chuyện. Người đưa tin không ai khác hơn là chính Thiên Chúa, Đấng đến trong chiến thắng. Thiên Chúa trở lại! Và bãi chiến trường là một đối đầu giữa Thiên Chúa và toàn bộ lịch sử nhân loại. Thiên Chúa không chỉ LS

Chia sẻ