Skip to content
Main Banner

Shemá: Đa Dạng Sinh Học, Tu Sĩ Phan Sinh, Và Mùa Thụ Tạo: Cho Hiện Tại Có Một Tương Lai

Administrator
2022-09-20 00:00 UTC+7 93

Đó là tiêu đề của cuộc hội thảo video trực tuyến (webinar) do Văn phòng Công lý, Hòa bình và Toàn vẹn của Tạo thành – Rôma, tổ chức vào ngày 3 tháng 9 năm 2022. Thuyết trình viên đầu tiên là Paula J. Ehrlich, Chủ tịch kiêm CEO của “E.O. Wilson Biodiversity Foundation” và Đồng sáng lập “Half-Earth Project”:  https://eowilsonfoundation.org)

E.O. Wilson, giáo sư danh dự tại Harvard, là nhà khoa học danh tiếng trong thời đại chúng ta, cho đến khi qua đời gần đây, đã nói về nhu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn về hành tinh đa dạng sinh học của chúng ta, để bảo vệ các loài quan trọng và để các hệ sinh thái khỏi bị phá hủy ngoài ý muốn. “E.O. Wilson Biodiversity Foundation” và “Half-Earth Project”, có trụ sở tại Durham, North Carolina, tìm cách làm chậm và ngăn chặn sự suy thoái của thế giới tự nhiên thông qua nghiên cứu đa dạng sinh học, lập bản đồ các điểm nóng đa dạng sinh học trên toàn thế giới và truyền cảm hứng cho hành động tập thể để cứu ngôi nhà chung của chúng ta.

Nữ tiến sĩ Ehrlich nhấn mạnh đến sứ mệnh của tổ chức của mình trong khi nhắc lại rằng ĐGH Phanxicô gần đây cũng đã lưu ý, ít nhất một nửa trái đất và đại dương cần trở thành các khu vực được bảo vệ vào năm 2030: https://www.youtube.com/clip/UgkxQJs8kqkZWSn8APEarmrhddQ3rnLQ6_Z7)

Bà cũng bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác vừa bắt đầu giữa tổ chức của bà và giáo xứ Phan sinh ở Durham, North Carolina có thể đóng vai trò là một ví dụ cho các cộng đồng đức tin khác và hữu ích trong việc nâng cao kiến thức và đào sâu tình yêu đối với các thụ tạo của Thiên Chúa nơi trẻ em và thanh niên: https://youtu.be/uHiGv0Bcq9s)

 

Một thuyết trình viên khác là anh Erlison Campos OFM, từ Hạt dòng thánh Biển Đức ở Amazon. Anh nói về cách các tu sĩ Phan sinh ở vùng Amazon tiếp tục phản ứng, trong những hoàn cảnh rất khó khăn, trước tiếng kêu của người nghèo và tiếng than của mẹ đất chúng ta. Người tu sĩ Brazil này đã ta thán về các hoạt động khai thác gỗ, khai thác vàng và kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn đã đẩy Amazon tiến gần hơn đến các đỉnh điểm khủng hoảng như thế nào. Tuy nhiên, tin vào ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần, anh nghĩ rằng chúng ta có thể trở thành những ngôn sứ của niềm hy vọng và những tác nhân của sự hồi sinh.

Diễn giả thứ ba là Rosa Maria Ruiz, một nhà bảo vệ môi trường người Bolivia, đã cộng tác chặt chẽ với các tu sĩ Phan sinh trong hơn 50 năm. Công việc tổ chức tuyệt vời của bà giữa các cộng đồng bản địa đã dẫn đến việc thành lập Vườn quốc gia Madidi. Đây được coi là một trong những khu vực đa dạng sinh học nhất hành tinh. Có nhiều loài chim trong Vườn quốc gia Madidi hơn so với lãnh thổ của Hoa Kỳ và Canada gộp lại. Rosa Maria đã nói về những thách thức và áp lực hiện tại đối với đất đai và con người do các lợi ích quyền lực gây ra. Ngoài bản trình bày cho hội thảo trên web, những ai quan tâm có thể tìm hiểu thêm về công việc của Rosa Maria từ bài báo HNP xuất bản năm 2009: (https://hnp.org/eco-bolivia-and-protecting-biodiversity)

Vào cuối hội thảo, anh Jacek Orzechowski OFM đã đưa ra vài gợi ý cho một hành động lấy cảm hứng từ đức tin. Bên cạnh yêu cầu phải có một lối sống bền vững và mở rộng tâm linh sinh thái, chúng ta bắt buộc phải tham gia vào việc vận động cho công lý khí hậu (climate justice). Ví dụ, Nhà thờ Vô nhiễm Nguyên tội ở Durham, N.C. vừa tham gia vào một chiến dịch toàn cầu có tên: Hiệp ước không phổ biến nhiên liệu hóa thạch (https://fossilfueltreaty.org). Trong Mùa Thụ tạo, giáo dân sẽ tìm hiểu lý do tại sao tất cả các hoạt động thăm dò và sản xuất than, dầu và khí đốt mới phải ngay lập tức chấm dứt, và việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch hiện có phải được loại bỏ khẩn cấp.

ĐGH Phanxicô trong thông điệp Laudato Si’ đã nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu có các chiều kích xã hội và chính trị. Để giải quyết hiệu quả các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học, chúng ta phải tăng gấp đôi nỗ lực để hàn gắn hệ thống chính trị, bảo vệ các quy trình và thể chế dân chủ. Cuộc bầu cử sắp tới ở Brazil và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ sẽ mang lại hậu quả cực kỳ lớn về lĩnh vực này.

Thêm nữa, Mạng lưới Hành động Phan sinh (the Franciscan Action Network) đang lên chương trình cho một cuộc hội thảo webinar về đề tài phân biệt chủng tộc vì môi trường (environmental racism): (https://franciscanaction.org/confronting-environmental-racism)

Những người quan tâm đến tinh thần Phan sinh có thể tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại các nhà thờ địa phương của mình như đã được thực hiện vào tuần trước tại Nhà thờ Vô nhiễm Nguyên tội ở Durham, N.C. (xem ảnh đính kèm).

Jacek Orzechowski, OFM

(Nguồn: https://ofm.org/blog/shema-biodiversity-franciscans-and-the-season-of-creation-for-a-present-that-has-a-future/)

Chia sẻ