Skip to content
Main Banner

Đóng Góp Triết Học Khác Của Ockham

BTT OFMVN 01
2024-02-07 15:04 UTC+7 154

WILLIAM OCKHAM (1288-1347)

THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

==========================

 

ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

Cho dù các sáng tác của Ockham có vẽ trừu tượng và chuyên biệt nhưng vẫn để lộ những cá tính và linh đạo đặc thù của ông. Là một nhà thần học-duy lý (theologicus logicus) Ockham phân tích tỉ mỉ các điều kiện tất yếu và bất tất của khái niệm và ngôn ngữ triết học, liệt kê các mức độ khả thực và tính hợp lý của luận đề, với mục đích gia tăng sự tin tưởng vào bản năng tự nhiên của lý trí con người. Vì muốn tiếp cận tri thức một cách khoa học và hữu hiệu hơn Ockham đã tỉa bớt những học thuyết siêu hình rườm rà và tinh vi mà triết Kinh Viện đã dựng nên. Ông giới thiệu nguyên tắc “dao cạo Ockham”, giản lược hệ thống phạm trù của Aristotle xuống còn hai phạm trù căn bản nhất là “bản thể” và “phẩm chất” để cũng cố lại nền tảng siêu hình học và cho thấy những nét đặt thù của đức tin và suy tư thần học.

Mặc khác, là một thần học gia Ockham nhấn mạnh về quyền năng tối cao và tự dọ của Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng và cứu rỗi con người một cách vô điều kiện, không lệ thuộc vào một quy luật nào có sẳn như đã thấy nơi mọi loại thụ tạo trong tự nhiên. Do đó, tri thức về Thiên Chúa không thể được trừu xuất từ các phạm trù siêu hình hay nguyên nhân đệ nhất mà chỉ đến từ Kinh Thánh. Thần học cũng không phải là một loại khoa học (tri thức luận) mà Aristotle đã liệt kê. Qua cách khẳng định sự khác biệt giữa hai cách suy luận và ngôn ngữ này, Ockham đã gieo sự hoài nghi vào khả năng xây dựng nền tảng thần học trên triết học Aristole, và nhất là sự hoà triết-thần vốn mà các triết gia Kinh Viện đã bồi đắp lên.

Cùng với Thomas Aquinas, Bonaventure và John Duns Scotus, Ockham đã để lại ảnh hưởng sâu đậm lên sự phát triển và chuyển hướng trên lộ trình của triết học Kinh Viện. Ngoài học thuyết duy danh và “Dao cạo Ockham”, ảnh hưởng của Ockham còn cả về các lãnh vực như logic, triết ngôn ngữ, triết thiên nhiên, đạo đức học và chính trị học mà chúng ta sẽ sơ lược qua sau đây.

 

Logic & Triết Ngôn Ngữ

Tác phẩm “Summa Logica” của Ockham đã khai triển nhiều khía cạnh mới về logics. Ông thiết lập các quy tắc nền tảng cho “luật De Morgan” và thí nghiệm với loại logic dựa trên ba giá trị chân thực vốn được áp dụng trong toán học ở thể kỷ 19 và 20. Ngoài ra còn có những đóng góp quan trọng khác về triết học ngôn ngữ như phân tích giữa ý nghĩa và ý vị, các học thuyết về hạn từ, mệnh đề, định đề và chứng minh. Ockham là nhà luận lý học đầu tiên thay thế các hạn từ trong tam đoạn luận của Aristotle bằng các hạn từ trống (empty term). Qua đó, Ockham đã đưa “Prior Analytics” vào lãnh vực logic học hình thức như chúng ta biết ngày nay.

Tác phẩm quan trọng của Ockham, “Summa Logica” gồm ba phần. Phần I phân tích ngôn ngữ theo tính lệ thuộc của chúng. Đầu tiên là chữ viết vốn phải dựa trên quy tắc xã hội và văn hoá. Thứ đến là lời nói thì gần với âm thanh tự nhiên hơn. Thứ ba, ngôn ngữ tâm trí hay khái niệm là loại nguyên sơ và phổ quát nhất, vươn lên mọi ảnh hưởng bên ngoài. Phần này cũng khào sát về các chức năng của hạn từ. Phần II khai triển về cách phân định tính chân thực của các mệnh đề dựa trên mối tương quan của chúng. Đặt biệt là “hình vuông tương phản” mà chúng ta vẫn còn dùng trong logic hiện đại. Nếu Phần I về ngôn từ, Phần II về mệnh đề thì Phần III nhắm vào các quy tắc lý luận cần dùng trong tam đoạn luận, nghịch lý, nguỵ biện, etc. Nói chung, tác phẩm “Summa Logica” đã thiết lập

Cho dù tác phẩm “Summa Logica” không phải chỉ là một bình phẩm về các sáng tác logic của Aristotle, nhưng nó bao gồm các chủ đề trong 2 tác cổ điển của Aristotle (Logic) và Porphyry (Isagoge) như Các Phạm trù, Phương pháp diễn dịch, Phân tích tiên nghiệm, Phân tích hậu nghiệm, các chủ đề và các cách hình thức ngụy biện hay tư biện.

Ý nghĩa, Ý vị và Mệnh đề. Tác phẩm “Summa Logica” giới thiệu một số khái niệm mà tiếp tục tạo khung cho triết lý của Ockham sau này. Trước tiên Okham phân biệt giữa ý nghĩa và ý vị. Một hạn từ (term) tự nó không có nghĩa gì hết, nhưng nó cũng có thể có ý nghĩa khi nó được dùng như là phù hiệu (sign) để ám chỉ hay làm cho ta suy nghĩ (signify) về một thực thể nào đó (ý vị). Chức năng chính yếu của ngôn ngữ, theo Ockham, không chỉ là để chuyển tải tư tưởng từ cá nhân này đến cá nhân khác mà hơn nữa là để diễn đạt thông tin về thế giới.

Okham liệt kê 4 loại ý nghĩa. Hai loại ý nghĩa đầu tiên nhắm vào cách dùng “ngữ nghĩa” để xác định “ý vị,” hay ngược lại dùng “ý vị” để xác định “ngữ nghĩa”. Loại thứ ba là cách dùng một hạn từ vốn mô tả yếu tính nào đó của một thực thể để làm tên gọi chung cho tất cả các thành phần có chung yếu tính đó, ví dụ như dùng từ “can đảm” để nói chung tất cả những con người can đảm. Đây là cách Ockhan tách biệt chức năng của ngôn ngữ ra khỏi lối triết học cổ điển nói về các khái niệm phổ quát (ý niệm, phạm trù). Loại thứ tư liên quan đến cách tạo nên ý nghĩa cho một hạn từ bằng cách dùng nó trong một mệnh đề hay câu văn. Cách dùng ngôn ngữ này là thông dụng nhất vì ý nghĩa của một hạn từ không cần phải ám chỉ một thực thể nào trong thế giới (signified) nhưng chỉ cần cấu trúc của mệnh đề (supposition) là đủ để diễn đạt ngữ nghĩa của nó (connotation).

Học thuyết “mệnh đề” là một chủ đề nóng bỏng trong triết Trung Cổ. Bởi vì một mệnh đề cho ta ngữ nghĩa (connotation) dựa trên bối cảnh của câu văn mà không cần phải viện đến một thực thể nào bên ngoài (signification). Học thuyết “mệnh đề” được dùng thời Trung Cổ để mở rộng phạm vi áp dụng của lý luận theo tam đoạn luận, và nhất là để nhận diện các hình thức ngụy biện trong tiến trình này

 

Triết Học Thiên Nhiên & Tri thức luận


Triết Học Đạo Đức


Triết Học Chính Trị

  

Fr. Joseph Tân Nguyễn, OFMTriết Học Phan Sinh, HV Phanxicô 2021

Bài 1: THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP

Bài 2: TƯƠNG QUAN TRIẾT-THẦN

Bài 3: TRI THỨC VỀ THIÊN CHÚA

Bài 4: ĐÓNG GÓP TRIẾT HỌC KHÁC CỦA OCKHAM

Chia sẻ