Skip to content
Main Banner
Ngôn ngữ

Suy niệm của anh Massimo - Tháng 01/2025

BTT OFMVN 00
2025-01-28 06:43 UTC+7 162
Nhân dịp kỷ niệm 800 năm Dấu Thánh, tôi đã cùng với anh Jimmy Zammit sống trọn hai ngày đầy ý nghĩa tại địa điểm linh thiêng này ngay trước lễ Giáng Sinh, bất chấp những cơn gió lạnh buốt từ vùng Baltic. Chúng tôi đã cử hành Thánh Thể cùng với nhiều anh em và một cộng đoàn đông đảo tham dự.

Đồi Thánh Giá đứng như một chứng nhân lặng lẽ của đức tin kiên định nơi dân tộc Lithuania. Nhân dịp kỷ niệm 800 năm Dấu Thánh, tôi đã cùng với anh Jimmy Zammit sống trọn hai ngày đầy ý nghĩa tại địa điểm linh thiêng này ngay trước lễ Giáng Sinh, bất chấp những cơn gió lạnh buốt từ vùng Baltic. Chúng tôi đã cử hành Thánh Thể cùng với nhiều anh em và một cộng đoàn đông đảo tham dự.

Sau Thánh lễ, bên ngoài tu viện, tôi đã làm phép một bức tượng gỗ được chạm khắc thủ công, khắc họa hình ảnh Thánh Phanxicô với dấu thánh và muôn loài thụ tạo, như một biểu tượng kết nối hai sự kiện kỷ niệm: Dấu Thánh và Bài Ca Thụ Tạo.

Sau đó, chúng tôi cùng nhau tiến lên đồi, nơi chúng tôi trồng một cây thánh giá bằng gỗ bên cạnh cây thánh giá mà anh Giacomo Bini, lúc bấy giờ là Tổng Phục vụ, đã làm phép. Tôi cũng đã viếng những cây thánh giá được trồng bởi các vị Tổng Phục vụ khác.

Mỗi cây thánh giá ở đây đều kể một câu chuyện về sự kiên cường và niềm hy vọng: có cây nhỏ bé, có cây vươn cao hùng vĩ, tất cả đều là biểu tượng của một dân tộc không khuất phục trước sự áp bức của chế độ Xô Viết.

Việc trồng một cây thánh giá mới là một cử chỉ tiếp nối ý nghĩa sâu sắc đối với chứng tá đức tin và tự do này, là một cam kết mới đối với hòa bình và sự hòa giải.

Đồi Thánh Giá bày tỏ một chân lý quan trọng: mỗi cây thánh giá là một lời “xin vâng” đắt giá, một hành động kháng cự ôn hòa nhưng kiên định. Đây là một nơi mang tính nghịch lý sống động: vừa là biểu tượng của đau khổ, vừa là biểu tượng của niềm hy vọng.

Tôi đã mời gọi: “Hãy để thân xác chúng ta được chạm đến, bị thương tích và rỉ máu bởi nỗi đau của biết bao người”, và “Xin cho những vết thương của chúng ta, khi được biến đổi và chúc phúc, trở thành nguồn ánh sáng”. Đồi Thánh Giá chính là nơi mà nỗi đau đã được biến thành ánh sáng, nơi sự kháng cự thầm lặng trở thành chứng tá rạng ngời, nơi mỗi cây thánh giá được trồng đều trở thành hạt giống của hy vọng và tự do. Đồi Thánh Giá cũng nhắc nhở chúng ta về cuộc khổ nạn thực sự của biết bao dân tộc khác. Vì lý do đó, chúng tôi đã cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine, Trung Đông và khắp nơi trên thế giới, nơi vẫn còn xung đột.

Ngày 11 tháng 01, tại Assisi, chúng tôi đã khai mạc Năm Thánh Kỷ niệm Bài Ca Thụ Tạo với tư cách là một gia đình Phan Sinh – đó là một khoảnh khắc vô cùng đẹp đẽ và sâu sắc.

Tôi nhận ra một mối liên kết giữa Kỷ niệm 800 Năm Dấu Thánh, mà tôi đã khép lại cách biểu tượng tại Đồi Thánh Giá, và Kỷ niệm Bài Ca Thụ Tạo, bài ca kết thúc bằng những câu thơ về sự tha thứ và về Chị Chết. Lời mời gọi mà Thánh Phanxicô gửi đến muôn loài để ca ngợi Đấng Tối Cao cũng thể hiện trong lời chúc tụng dành cho “những ai thứ tha vì lòng yêu mến ngài” và đạt đến đỉnh cao trong ca tụng Chị Chết – một lời ngợi khen kết nối cả vũ trụ và con người. Bài Ca Thụ Tạo không tán dương một sự hòa hợp vũ trụ trừu tượng, nhưng ca tụng chính ý muốn hòa bình và hòa giải mà Thiên Chúa mong ước cho thế giới mà Người yêu thương, nơi mà mọi thụ tạo đều được kết nối với nhau.

Cùng với Bài Ca Thụ Tạo, chúng ta hãy hát lên vẻ đẹp của muôn loài, nâng đỡ tiếng rên xiết và niềm hy vọng của thụ tạo, và không ngừng gieo trồng, xây dựng hòa bình!

OFMVN/ Nguồn:Reflections by Br. Massimo - January 2025

Chia sẻ

Chưa có Đánh giá/Bình luận nào được đăng.

Hãy trở thành người đầu tiên đóng góp nội dung cho Bài viết này.