Skip to content
Main Banner
Các Thánh Nam Nữ (01/11) - Cầu cho TÍN HỮU QUA ĐỜI (02/11)
Ngôn ngữ

Chủ Nhật 24 TN năm C: Cả con lẫn "cha" đều “hoang đàng”

BTT OFMVN
2019-09-13 23:00 UTC+7 239

Linh mục Jude Siciliano OP, viết suy niệm trong bài “Cuộc trở về an toàn” như sau : “Nếu từ ‘hoang đàng’ có nghĩa là phung phí thái quá, thì chúng ta có thể gọi cả hai cha con trong dụ ngôn hôm nay là hoang đàng, tuy mỗi người một kiểu. Người cha thì hoang phí về tình thương, và người con thì hoang phí về tiền bạc vật chất.”

Người con hoang phí

Người con thứ hoang phí, hoang đàng như thế nào thì dụ ngôn đã nói rõ. Nó đòi cha chia gia tài. Với tiền bạc, nó bỏ đi và ăn chơi trác táng. Hết tiền, nó đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Khi trở về, nó chẳng còn gì cả. Tiền bạc, sức khoẻ, danh dự, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị nó tiêu xài cực kỳ hoang phí.

Người cha hoang phí

Người cha mòn mỏi đợi chờ con trở về. Kể từ ngày con cất bước ra đi, cha ngong ngóng mong con về. Đứa con đã trở về thật rồi. Nó về vì chẳng có chỗ nào đón nhận, chẳng còn chỗ nào nuôi dưỡng, chẳng còn người bạn nào tiếp đón. Không sao cả, con trở về là cha mừng vui.

Nếu chúng ta là người cha, người cha không hoang phí, thì người cha sẽ xử theo 1 trong 3 cách này :

1. Ông có thể đuổi ngay đứa con vừa mới trở về và nói với nó: “Hãy cút đi, hãy xéo cho khỏi mặt tao. Mày đã chẳng đem lại gì ngoài sự nhục nhã đến cho gia đình. Đồ khốn nạn, đồ mất dạy. Mày coi cả xứ này đang bàn tán về gia đình tao (và cũng là gia đình mày); vì mày mà tao chẳng dám vác mặt đi tới đâu.”

2) Ông có thể làm thinh, không thèm để ý đến nó. Cách này là một hình phạt nặng nề đối với đứa con trở về.

3) Ông có thể thử thách đứa con một thời gian, và đây là điều mà bất cứ người con nào đã bỏ nhà ra đi, khi trở về đều mong được hưởng: “Xin hãy xử với con như một người làm thuê trong gia đình.”

Nhưng người cha đã chẳng chọn một cách nào trong ba cách nói trên, thay vào đó, ông sung sướng như một đứa trẻ khi thấy cha mẹ đi xa trở về. Ông còn trút như mưa trên đứa con những dấu chỉ mạnh mẽ để chứng tỏ tình yêu khoan dung ông dành cho con. Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn.

Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí.

Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giày mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho sao! Tắt một lời, ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Tin Mừng Gioan 3,16 ghi : “Thiên Chúa yêu thế gian quá sức đến nỗi đã tặng ban luôn người Con Một…” Yêu gì mà đến nỗi đem con, mà là con một, tặng cho người khác ? Giải thích nổi không? Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương ? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.

Nhiều người không chấp nhận lối hành xử phung phí (*) lòng tốt của Thiên Chúa theo dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”. Kiểu cách suy tư và thái độ của ngư%LS

Chia sẻ