Skip to content
Main Banner
Ngôn ngữ

Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời: Sự Khác Biệt

BTT OFMVN
2019-08-13 23:00 UTC+7 440

Chủ đề của bài giảng hôm nay là "sự khác biệt".

Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu lên trời cả hồn lẫn xác. Hôm nay chúng ta mừng lễ Mẹ của Người, đức Maria lên trời cả xác lẫn hồn. Tuy cùng một động tác lên trời cả hồn lẫn xác, nhưng có cái khác rất lớn giữa Mẹ và Con. Khác cái gì ? Ta sẽ trả lời.

Rồi khi ta kính một vị thánh, ta hát mừng vị thánh đó về trời, chứ không phải xuống đất. Hôm nay ta mừng thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, về trời. Cùng một động tác về trời, nhưng có cái khác biệt giữa các thánh kia với thánh Maria. Khác thế nào? Ta sẽ giải đáp.

1. Khác biệt giữa thánh Maria lên trời

   và các thánh khác lên trời

Khác biệt nằm nơi chữ "xác". Đức Maria lên trời cả hồn lẫn xác. Các thánh khác chỉ về trời, nói nôm na dễ hiểu, phần hồn thôi. Còn xác thịt hư nát này phải chờ đợi đến ngày quang lâm vinh hiển mới được nhập lại với hồn mà cùng hưởng vinh quang Thiên quốc. Cho dẫu xác vị đó là xác của một vị đại thánh nào đi chăng nữa, cho dẫu xác vị thánh đó vẫn còn nguyên vẹn trải qua gần 750 năm như xác thánh Clara, thì xác đó đều phải chờ. Xác thánh Maria không chờ. Mà lên ngay. Về ngay trên thiên quốc cả xác lẫn hồn.

Niềm tin này đã có từ xa xưa, chứ không cần đợi đến ngày lễ các thánh 1-11-1950, khi ĐGH Pio 12 tuyên bố tín điều ĐM Hồn Xác về Trời, người ta mới tin. Dân chúng đã tin từ lâu, nên đã dệt nên một giai thoại mà chúng ta chắc đã nghe đến mòn tai. Giai thoại về ông Toma tông đồ cứng tin :

Lúc Đức Mẹ lên 64 tuổi, Đức Mẹ được Chúa cho biết ngày hội ngộ với Con trên Thiên đàng đã gần đến. Giáo dân càng bao quanh Mẹ vì sợ mất Mẹ, vì sợ giây phút chia ly. Các Tông đồ hay tin đã vội vã trở về, để được chiêm ngắm Mẹ lần cuối cùng.

Nhưng trong các Tông đồ có một vị chuyên môn lỡ hẹn là ông thánh Tôma. Lần này không phải lỗi ông, mà vì ông đi giảng xa quá về không kịp. Nghe nói xa nhất trong các tông đồ, tận miền Ấn Độ xa xôi. Khi về tới Ephêsô, nơi Đức Mẹ ở cùng Gioan trong những năm cuối đời, thì Đức Mẹ đã nằm xuống và được an táng trong một phần mộ khoét trong đá. Toma khóc lóc mong được thấy mặt mẹ của Thầy mình lần cuối, nên để làm vừa lòng Tôma, các Tông đồ và giáo dân đã đi ra phần mộ. Đến nơi, chỉ ngửi thấy phảng phất mùi hoa huệ thơm tho. Và khi mở hòn đá che huyệt ra thì không thấy xác Đức Mẹ Maria đâu cả.

Giai thoại thì thường không có thật, nhưng nó được xây dựng trên một niềm tin, trên một xác tín nào đó. Như giai thoại Âu Cơ lấy Lạc Long Quân đẻ ra bọc trứng 100 quả, nở thành 100 người con, nói lên niềm tin mọi người là đồng bào, cùng một bọc mà ra. Trong trường hợp giai thoại Toma này, xác tín đó là thánh Maria đã về trời cả hồn lẫn xác, khác với các vị thánh khác, chỉ mới về trời phần hồn, còn xác vẫn còn lưu lạc dưới đất. Mặc dầu thần học mới bây giờ không xem hồn xác tách biệt hoàn toàn sau khi chết, mà vẫn một cách nào đó liên kết với nhau, thì vẫn khác với xác vinh quang của thánh Maria, kết hợp hoàn toàn trọn vẹn với hồn và đang ở nơi Thiên Quốc. Đó là cái khác thứ nhất: thánh Maria khác với các thánh khác khi về trời. Khác nơi chứ "xác".

2. Khác biệt giữa Mẹ về trời cả hồn lẫn xác

   với Con của Mẹ về trời cả xác lẫn hồn.

Điểm khác biệt ở đây, nằm nơi "động tác". Mẹ được đưa về trời. Con của Mẹ tự mình lên trời. Nếu chúng ta gọi đơn giản cho nhanh, lễ Chúa lên trời, lễ Mẹ lên trời, thì ta chưa nói được cái khác. Ngôn ngữ chính thức bằng tiếng Latinh dùng hai chữ khác nhau cho Mẹ và Con. Cho Con, phụng vụ dùng chữ Ascentio, Ascension à Ascenseur thang máy. Cho Mẹ, phụng vụ dùng chữ khác hẳn: Assumptio(n) : sự đảm nhận, sự bảo lãnh. Ai bảo lãnh ai. Chúa bảo lãnh Mẹ. Dễ hiểu hơn, Con bảo lãnh Mẹ. Không có người con ở bên Mỹ bảo lãnh, làm sao mẹ qua được nước Hoa Kỳ. Có lẽ từ ngữ xưa, lễ Mông Triệu, nói được ý này hơn. Mẹ được triệu về nơi cao xa. Mông là cao xa: mông lung, m&eciLS

Chia sẻ