Skip to content
Main Banner
Thánh Têrêsa Hài Đồng (01/10) - Các Thiên Thần Hộ Thủ (02/10) - Tưởng niệm giờ Cha Thánh Phanxicô lâm chung (03/10) - Đại lễ Cha Thánh Phanxicô (04/10) - Đức Mẹ Mân Côi (06/10) - Thánh Têrêsa Giêsu (15/10) - Thánh Ignhatiô (17/10) - Thánh Luca (18/10) - Thánh Phêrô Ancăntara (PS) (19/10) - Thánh Gioan Capestranô (PS) (23/10) - Tinh thần Assisi (27/10) - Thánh Simon Giuđa (28/10) - Các Thánh Nam Nữ (01/11) - Cầu cho TÍN HỮU QUA ĐỜI (02/11)
Ngôn ngữ

Chủ Nhật 14 TN năm B: Vì Sao Chúa Giêsu Không Được Đón Tiếp Tại Quê Hương?

BTT OFMVN 00
2024-07-07 09:08 UTC+7 1001
Là người Việt Nam, phần đông chúng ta đã thường được nghe kiểu nói: “vinh qui bái tổ, vinh qui về làng” ; “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”..., nhằm diễn tả một anh chàng làng quê lên kinh đô dùi mài kinh sử; nàng ở nhà tần tảo làm ăn nuôi mẹ già lại còn gửi tiền nuôi anh ăn học. Khi thành đạt, anh trở về làng, vinh qui bái tổ, dân làng lọng che cờ xí ra đón anh ngay từ cổng làng ; và người nuôi anh ăn học cũng được kông kênh đón rước: hình ảnh “võng nàng theo sau”.

Là người Việt Nam, phần đông chúng ta đã thường được nghe kiểu nói: “vinh qui bái tổ, vinh qui về làng” ; “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”..., nhằm diễn tả một anh chàng làng quê lên kinh đô dùi mài kinh sử; nàng ở nhà tần tảo làm ăn nuôi mẹ già lại còn gửi tiền nuôi anh ăn học. Khi thành đạt, anh trở về làng, vinh qui bái tổ, dân làng lọng che cờ xí ra đón anh ngay từ cổng làng ; và người nuôi anh ăn học cũng được kông kênh đón rước: hình ảnh “võng nàng theo sau”

Cũng có một chàng thanh niên 30 tuổi “tam thập nhi lập” từ một  làng quê là Nazareth, lên thành thị là Capharnaum, giảng dạy và làm nhiều phép lạ, thiên hạ tán dương, nhưng khi trở về làng (cô Thắm về làng), dân làng lạnh nhạt: đối với chàng còn lạnh nhạt huống gì là đối với người nuôi nấng chàng: Maria và Giuse : “Nào chàng ta không phải là con bác Giuse thợ mộc đó sao” ?

Tại sao dân làng không đón tiếp Đức Giêsu. Ta tạm kể 4 lý do :

1. Bụt nhà không thiêng

Đó cũng là lẽ khá thường tình. Những người tứ phương thiên hạ tấp nập tuôn đến hành hương chùa này đền nọ: còn dân tại đó thì thờ ơ. Mấy ai ở quanh đây đến Tháp Bà, xin phù hộ, trong khi đó không thiếu người thập phương đến đây tham quan cũng có mà cũng không ít người thành khẩn tháp nhang khấn vái ơn này ơn nọ. Đền Bà Chúa ở Núi Sam, Châu Đốc, nhất là vào ngày tắm Bà, thiên hạ đến hứng nước để xin ơn: Ơn may mắn làm ăn, ơn chữa lành bệnh tật..., còn những người tại chỗ chỉ lo tìm cách kinh doanh, chỗ giữ xe, nơi bán can hứng nước, cho thuê chiếu để ngủ qua đêm, bán bánh mì nước ngọt, v.v… và sẵn sàng cho giá cứa cổ khi cần, chẳng sợ gì uy danh của Bà cả. “Bụt nhà không thiêng” hay “gần chùa gọi bụt bằng anh” là vậy. Dân làng Nazareth gần Giêsu quá. Cận kề gần 30 năm trời, nên dễ dàng xem thường Giêsu. Gần chùa gọi bụt bằng anh. Gần Chúa thì xem trời bằng vung.

2. Biết rõ nguồn gốc.

Vì cận kề với Đức Giêsu, nên biết rõ nguồn gốc, biết rõ đường đi, tông chi họ hàng, con nhà ai làm nghề gì. Giá mà con quan con tướng, làm nghề dân chi phụ mẫu, thì dân làng còn kính còn trọng, đàng này Giêsu chỉ là thợ thủ công, con bác thợ Giuse và cô thôn nữ Maria. Một sơ yếu lý lịch không mấy vẻ vang rực rỡ. Làm sao dân làng tin tưởng đón tiếp tán dương được. Cho dẫu là chàng đã thành công ở nơi khác. Thôi hãy cứ đi nơi khác mà làm ăn, ở đó họ không biết nguồn gốc ngành nghề tha hồ mà nói năng bùa phép. Mấy Việt Kiều ở bên kia làm “leo” (nail) hoặc lau cửa kính dọn nhà vệ sinh, làm sao lên mặt được bên đó ? Về Việt Nam với danh Việt kiều tha hồ giật le nhiều cô bé ! 

Dân làng Nazareth tự hào biết rõ ngọn nguồn của Giêsu nhưng thật ra họ chưa biết hết. Gốc gác thần linh của Ngài làm sao họ biết nổi. Ngay cả các môn đồ thân tín, cũng phải đợi tới khi Ngài chết và sống lại, mới nhận ra, huống là họ, ta đừng vội trách.

3. Phần số của ngôn sứ.

“Không một tiên tri, ngôn sứ nào được đón tiếp tại chính quê hương của mình.” Đức Giêsu là ngôn sứ, nên quê hương không đón tiếp Ngài, đó là phần số, là số mệnh của ngôn sứ. “Người đến nhà của mình mà người nhà không tiếp rước…” (Ga 1,11)

Họ càng không tiếp rước, càng chứng tỏ Ngài là ngôn sứ. Trong đoạn Tin Mừng tương đương của Luca, Đức Giêsu đã viện dẫn 2 trường hợp của ngôn sứ Elia và ngôn sứ Elisê để minh chứng sự không nồng nhiệt này.

Thời Êlia hạn hán 3 năm 6 tháng. Dân Israel đói. Nhưng Êlia chỉ được đón tiếp bởi bà goá Sarepta vùng dân ngoại Sidon… để qua đó Elia làm phép lạ “hũ bột không vơi choé dầu không vợi”. Còn Elisê thì chỉ làm phép lạ chữa cho Naaman bị phong hủi, mà Naaman là người Syria dân ngoại, chứ không chữa cho người phong hủi Israel nào hết.

4. Chúa của mọi người.

Khi nghe Đức Giêsu kể ra 2 sự việc trên, dân làng Nazareth phẫn nộ. Họ chuyển từ thái độ thờ ơ đón tiếp qua thái độ trục xuất thẳng thừng và tệ hơn, còn muốn xô Người xuống vực sâu cho tan thây nát thịt. Tại sao vậy ?

Vì Giêsu là người Nazareth. Lẽ ra Nazareth được hưởng những phép lạ, đàng này Giêsu không làm phép lạ, lại còn viện dẫn Kinh thánh về Elia và Elisê. Khi họ thách thức Ngài: “Tất cả những gì chúng tôi đã nghe ông làm tại Capharnaum thì hãy làm tại đây, quê ông đây này, xem nào”, thì Đức Giêsu không làm gì hết. Ngài muốn cho dân làng Nazareth biết rằng Ngài không chỉ là của ‘riêng’ họ. 

Chúng ta phải luôn sáng suốt để khỏi phải rơi vào những lỗi lầm của người làng Nazareth. Chúng ta là người công giáo, được Rửa tội, được giáo dục trong đức tin Kitô giáo, đi nhà thờ đều đặn…. Những cái đó không cho ta quyền gì trên Thiên Chúa cả, không phải vì vậy mà Thiên Chúa phải làm cho ta cái này cái kia như xưa dân Nazareth đòi Đức Giêsu phải làm phép lạ cho họ. “Thiên Chúa là Chúa của mọi người”. Ngài không chỉ là Cha của những người công giáo, mà là Cha của tất cả, cả những người không biết Ngài. 

Đừng giữ Thiên Chúa cho riêng mình. vì Ngài là Thiên Chúa của mọi loài thọ tạo, và Con Ngài xuống thế làm người cũng là để vì mọi người. Đó là điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính : “Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng ta…”. Amen

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Chia sẻ