Skip to content
Main Banner

Tại Jerusalem, ba tôn giáo một lần nữa cùng nhau chống lại Vi-rút Corona

Administrator
2020-05-04 00:00 UTC+7 64

Sau cuộc họp do thành phố Jerusalem tổ chức vài tuần trước, các nhà lãnh đạo tôn giáo của Thành Thánh đã tự tìm đến nhau cùng cầu nguyện thêm một lần nữa. Tại khách sạn Vua David, ở phía tây Jerusalem, người đứng đầu các giáo sĩ Israel đến - Sephardic Yitzhak Yosef và Ashkenazite David Lau. Họ là những người soạn lời kinh cầu nguyện xin chấm dứt đại dịch Vi-rút Corona.

Thầy DAVID ROSEN

Giám đốc Khoa Quốc tế về các Vấn đề Đa tín ngưỡng của Học viện Báo chí và Truyền thông (AJC) phát biểu. “Thảm kịch này cũng là một cơ hội. Nó cho phép chúng ta hiểu những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống và đối với cộng đồng tôn giáo, đó cũng là một cơ hội quan trọng để đến với nhau, để bày tỏ niềm tin mà chúng ta chia sẻ trong một đấng tạo hoá và đấng làm chủ thế giới. Rất nhiều lần Thượng đế dùng - nếu chúng ta nói như vậy - các mối đe dọa và nguy hiểm để khiến mọi người làm những gì tốt và cần thiết, và có lẽ đây là một ví dụ về điều này”.

Thánh vịnh 121 kết thúc lời cầu nguyện liên tôn, mặc dù ngôn ngữ mà mỗi người đọc nó thì khác nhau. Nhưng bên cạnh nhau - luôn giữ khoảng cách an toàn hai mét – Giám quản Tông toà của toà Thượng phụ Latin Jerusalem và Thượng phụ Chính Thống giáo, Phúc lớn của ngài Theophilus III, người hướng dẫn tâm linh của Druze Mowafaq Tarif, và hai tư tế Hồi giáo là Gamal el Ubra và Agel Al-Atrash.

Đức cha PIERBATTISTA PIZZABALLA, OFM
Giám mục Tông toà thuộc toà Thượng phụ Latin của Jerusalem

Vi-rút này không biết đến các ranh giới chính trị, chủng tộc và tôn giáo, và nó đã thúc đẩy người ta làm một điều gì đó rất hiếm thấy, đặc biệt là ở Jerusalem: làm cho các tín đồ của các tín ngưỡng khác nhau – Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và Druze (nhóm tôn giáo sắc tộc) - cùng cầu nguyện chung một lời kinh với nhau. Chúng tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục theo hướng này, không chỉ để chống lại vi-rút mà còn đoàn kết hơn nữa giữa chúng ta.

Trong một vài tuần ở Jerusalem, các ngày lễ chính trong năm được tập trung cho cả ba tôn giáo: Lễ Vượt qua của người Do Thái, Lễ Phục sinh của Kitô giáo, bắt đầu cho  tháng Ramadan.

Để hợp nhất trung thành vào một Thiên Chúa duy nhất, cũng đã có lời cam kết thích nghi truyền thống và phụng vụ riêng của họ với các giới hạn nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh.

Thầy DAVID ROSEN

Giám đốc Khoa Quốc tế về các Vấn đề Đa tín ngưỡng của Học viện Báo chí và Truyền thông (AJC)

“Tôi chưa từng phải đối mặt với một tình huống như thế này trước đây. Phần lớn cuộc sống phụng vụ của chúng tôi là chung, được cử hành chung với nhau, nhưng bây giờ, chúng tôi phải tìm cách làm điều đó mà không được gần nhau về mặt thể lý. Chúng tôi bắt đầu sử dụng rất nhiều ứng dụng như Whatsapp hoặc Zoom. Điều này rất quan trọng, tuy nhiên, rất thường xuyên khi chúng tôi phát triển một số công nghệ nhất định, chúng có xu hướng kiểm soát chúng tôi. Đây là một số nguy hiểm chúng ta sẽ phải tính đến trong thời kỳ hậu đại dịch, bao gồm cả cách chúng ta giáo dục và hướng dẫn các cộng đoàn của chúng tôi”.

Nguồn: cmc-terrasanta.org

Chia sẻ