Skip to content
Main Banner
Thánh Têrêsa Hài Đồng (01/10) - Các Thiên Thần Hộ Thủ (02/10) - Tưởng niệm giờ Cha Thánh Phanxicô lâm chung (03/10) - Đại lễ Cha Thánh Phanxicô (04/10) - Đức Mẹ Mân Côi (06/10) - Thánh Têrêsa Giêsu (15/10) - Thánh Ignhatiô (17/10) - Thánh Luca (18/10) - Thánh Phêrô Ancăntara (PS) (19/10) - Thánh Gioan Capestranô (PS) (23/10) - Tinh thần Assisi (27/10) - Thánh Simon Giuđa (28/10) - Các Thánh Nam Nữ (01/11) - Cầu cho TÍN HỮU QUA ĐỜI (02/11)
Ngôn ngữ

Kevin P. Considine, Dấu Thánh Là Gì?

BTT OFMVN 00
2024-09-08 21:48 UTC+7 699
Thánh Phanxicô thành Assisi, người đầu tiên được xác nhận mang dấu thánh, đã tìm được giá trị trong tình liên đới giữa ngài với những người đau khổ chung quanh ngài. Gốc của chữ dấu thánh (stigmata) là chữ “stigma”, có nghĩa là "dấu hiệu ô nhục", theo cách nhìn của giới có quyền lực và thống trị trong xã hội. Thánh Phanxicô nổi tiếng vì đã chấp nhận sống nghèo khó, kiến tạo hòa bình và ôm lấy những người bị coi là “mang dấu hiệu ô nhục” nhất vào thời đại của ngài: những người mắc bệnh phong.

Dấu Thánh Là Gì?[1]

Kevin P. Considine

Thánh Phannxicô Assisi và thánh Catarina Siena trong số các thánh được ân ban dấu ấn của đức tin.

 Trong Hội thánh Công giáo, có một số truyền thống kỳ lạ, chẳng hạn các thánh tích (như xương thánh) và các cuộc hiện ra, tượng khóc và việc trừ tà. Trong số những truyền thống ấy thì hiện tượng có các dấu thánh đáng được xem xét hơn. Dấu thánh là hiện tượng huyền bí mà những người nam hay nữ thánh thiện (thường là nữ, trong đó có thánh Catarina Siena) nhận được một số hoặc tất cả các vết thương như những vết thương trên thân thể của Chúa Kitô bị đóng đinh. Đây là dấu hiệu của sự gần gũi với Chúa thông qua việc chia sẻ nỗi đau khổ của Chúa Kitô.

Thánh Phanxicô thành Assisi, người đầu tiên được xác nhận mang dấu thánh, đã tìm được giá trị trong tình liên đới giữa ngài với những người đau khổ chung quanh ngài. Gốc của chữ dấu thánh (stigmata) là chữ “stigma”, có nghĩa là "dấu hiệu ô nhục", theo cách nhìn của giới có quyền lực và thống trị trong xã hội. Thánh Phanxicô nổi tiếng vì đã chấp nhận sống nghèo khó, kiến tạo hòa bình và ôm lấy những người bị coi là “mang dấu hiệu ô nhục” nhất vào thời đại của ngài: những người mắc bệnh phong.

Vào năm 1224, khi đang sốt sắng suy ngẫm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, thánh Phanxicô đã có một thị kiến thấy một thiên thần Sốt Mến bị đóng đinh vào cây thánh giá. Khi thị kiến chấm dứt, điều khiến các anh em của thánh Phanxicô kinh ngạc là những vết thương của Chúa Giê-su Khổ nạn xuất hiện trên thân thể của ngài.Sau đó, thánh Phanxicô đã viết “Kinh ngợi khen Thiên Chúa tối cao” và “Lời chúc lành cho Anh Leo,” trong đó, nhiều danh hiệu đẹp đẽ được dành cho Thiên Chúa.

Dựa trên câu chuyện này thì ngày nay, dấu thánh vẫn có ý nghĩa vì gợi lên cho người Công giáo biết cách noi gương Chúa Kitô: đó là sống tình liên đới với tất cả những ai bị kẻ có quyền lực và giới thống trị khinh thị, bất luận vì chủng tộc, giới tính, khuynh hướng tình dục, nghèo đói, khuyết tật, tuổi tác, tình trạng nhập cư, văn hóa,hoặc tôn giáo. Truyền thống và hình ảnh biểu tượng của dấu thánh có thể kỳ lạ, nhưng chúng liên kết chúng ta,không chỉ với những đau khổ của Chúa Kitô mà còn với những đau khổ của những người chị em và anh em của chúng ta trên khắp thế giới. Theo cách này, dấu thánh trở thành một biểu tượng huyền bí “bình thường” của tình liên đới với những “người bị phạm tội”, hơn là một kinh nghiệm huyền bí “ngoại thường” về Chúa chỉ dành cho giới tinh hoa về mặt tâm linh.   

Tình liên đới này phù hợp với sứ vụ của Đức Giáo hoàng Phanxicô và tầm nhìn của ngài về Hội thánh như một bệnh viện dã chiến. Có lẽ đây là món quà tốt đẹp nhất mà truyền thống huyền bí của dấu thánh có thể mang lại: Để gặp Chúa, chúng ta phải gặp người khác trong thương tích của họ. Chúng ta được kêu gọi mang lấynhững gánh nặng không phải của mình để phục vụ những người bị khinh thị và người “bị phạm tội” trên thế giới.

Nếu ai muốn đi theo Chúa Kitô, người đó phải lắng nghe, thấu hiểu, chấp nhận, và nếu có thể, phải băng bó những vết thương của những người bị khinh thị như là những vết thương của thân thể và của gia đình người ấy.Như Thánh Phaolô đã viết: “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau.” (1Cr 12,26).

 

Về tác giả: Kevin P. Considine giáo sư thỉnh giảng môn Thần học hệ thống tại Catholic Theological Union tại Chicago (Hoa Kỳ)

(Chuyển ngữ và chú thích: Ban Thường huấn).



[1] Xem What are stigmata? - U.S. Catholic (uscatholic.org)

Chia sẻ